|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biện pháp phòng ngừa bệnh thối thân cây lúa

Bệnh thối thân cây lúa thường xảy ra lúc lúa làm đòng và bắt đầu trổ bông. Vi khuẩn tấn công làm thối rữa đốt thân cây lúa và làm chết bông. Trong vụ Hè Thu, có thời điểm có đến 50-60% diện tích lúa bị bệnh.

Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra bệnh thối thân cây lúa ở Hoài Nhơn. Ảnh: H.L


Các vụ khác như Đông Xuân, vụ Mùa, cây lúa cũng xuất hiện bệnh này nhưng ở mức độ ít hơn. Qua điều tra của Chi cục BVTV trên các đồng ruộng Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, cho thấy bệnh thối thân cây lúa tập trung ở vụ Hè Thu, nhất là thời điểm mưa nắng thất thường, trên chân đất cát nghèo dinh dưỡng. Các giống lúa thường hay bị bệnh thối thân là: KD 18, DV108, Q5, TBR, ML48.

 

Tác nhân gây bệnh thối thân cây lúa do bị nhiễm vi khuẩn Erwinia carotovora. Bên cạnh đó, tập quán sạ dày cũng là tác nhân gây bệnh.

 

Ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục BVTV, cho biết: Để phòng chống bệnh thối thân cây lúa, bà con nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, trước khi lúa trổ phải phun thuốc phòng trừ vi khuẩn. Nên dùng giống lúa trong cơ cấu giống của tỉnh. Cần bón lót phân hữu cơ, vôi, giảm mật độ gieo, sạ.

 

Từ nay đến cuối năm 2015, Chi cục BVTV tiếp tục thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng, cách phòng trừ bằng thuốc... và hoàn thiện quy trình chuẩn khuyến cáo người dân sử dụng để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại sản xuất lúa do bệnh thối thân gây ra.

 

Theo baobinhdinh.com.vn

 


Tin nổi bật Tin nổi bật