|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỗ trợ làng nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, nỗ lực của người dân trong việc tìm hướng đi mới, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh dần hồi phục và phát triển, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong giai đoạn 2005-2011, từ nguồn kinh phí của Trung ương và tỉnh, Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Định đã hỗ trợ trên 10 tỉ đồng cho các địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 54 làng nghề, trong đó 38 làng nghề đã được tỉnh công nhận đạt tiêu chí. Các làng nghề đã thu hút khoảng 10.000 lao động sản xuất trực tiếp, chiếm 33,6% tổng số lao động làng nghề; giá trị sản xuất chiếm 18,6% trong khu vực kinh tế cá thể, thu nhập của lao động ở làng nghề đạt 1,5-2,5 triệu đồng/người/tháng.

Dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng các làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại như: Thiếu vốn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mẫu mã đơn điệu, thiếu thông tin thị trường, công nghệ lạc hậu…

Hiện, các làng nghề còn bộc lộ thêm hai vấn đề cần giải quyết là chất lượng nguồn nhân lực và môi trường. Phần lớn nhân lực làng nghề tuy có tay nghề nhưng lại thiếu sự đào tạo bài bản nên khó nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Vấn đề bảo vệ môi trường ở làng nghề hầu như không hoặc rất ít được quan tâm…

Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.

Theo đó, từ nay đến năm 2015, tỉnh tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để khôi phục và phát triển 38 làng nghề đã được công nhận đạt tiêu chí làng nghề truyền thống; phấn đấu hàng năm giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm 3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; hàng năm thu hút thêm 1.800-2.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu đạt 3 triệu USD/năm.


Tin nổi bật Tin nổi bật