A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”: Hành trình phổ cập tri thức số cho toàn dân

Ngày 24.4, Ban Chỉ đạo về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Đây là nền tảng quan trọng giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.

Phổ cập, nâng cao kỹ năng số cho cộng đồng

Bà Nguyễn Thị Phong Vũ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, cho biết: Mục tiêu của kế hoạch là trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng số thiết yếu nhất để chủ động tiếp cận, khai thác, thụ hưởng thành quả của KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy công tác phổ cập kỹ năng số, khơi dậy tinh thần tự học, tự rèn luyện kỹ năng số để chủ động tham gia vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Kế hoạch đề ra 5 nội dung quan trọng, đó là tuyên truyền, phổ biến, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số và công tác phổ cập kỹ năng số trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác phổ cập kỹ năng số cho người dân, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, lấy người dân, DN làm trung tâm, mục tiêu và động lực của tiến trình chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho học sinh, sinh viên, người lao động trong DN và người dân. Khai thác hiệu quả các nền tảng số, công nghệ số, nhất là trong công việc và cuộc sống, góp phần xây dựng đơn vị số, cộng đồng số, gia đình số và công dân số…

Để phong trào lan tỏa, Ban Chỉ đạo về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo tỉnh giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy thực hiện truyền thông sâu rộng; cập nhật, nâng cao tri thức, phổ cập kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan quản lý nhà nước… Trong khi đó, MTTQ Việt Nam tỉnh có trách nhiệm huy động những người có ảnh hưởng trong cộng đồng tham gia truyền thông, lan tỏa phong trào. Phổ biến đến từng hộ, người dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào.

Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh thực hiện biên soạn, triển khai các tài liệu, bài giảng cho từng chương trình phổ cập, phù hợp để đưa lên các nền tảng trực tuyến, đáp ứng số lượng người tham gia. Sở KH&CN thì xây dựng, tổ chức vận hành và duy trì các dịch vụ, nền tảng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề để người dân thực hiện, sử dụng ngay trong quá trình rèn luyện kỹ năng số. Triển khai ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ học tập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, phát triển kỹ năng số dựa trên công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Triển khai mạng lưới “đại sứ số”; tổ công nghệ số cộng đồng… Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL có nhiệm vụ phát triển phong trào “gia đình số”; Sở Công Thương phát triển mô hình “chợ số - nông thôn số”; CA tỉnh đảm trách xây dựng, phát triển mô hình “mỗi công dân - một danh tính số”…

Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh thực hiện biên soạn, triển khai các tài liệu, bài giảng cho từng chương trình phổ cập, phù hợp để đưa lên các nền tảng trực tuyến, đáp ứng số lượng người tham gia. Sở KH&CN thì xây dựng, tổ chức vận hành và duy trì các dịch vụ, nền tảng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề để người dân thực hiện, sử dụng ngay trong quá trình rèn luyện kỹ năng số. Triển khai ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ học tập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, phát triển kỹ năng số dựa trên công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Triển khai mạng lưới “đại sứ số”; tổ công nghệ số cộng đồng… Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL có nhiệm vụ phát triển phong trào “gia đình số”; Sở Công Thương phát triển mô hình “chợ số - nông thôn số”; CA tỉnh đảm trách xây dựng, phát triển mô hình “mỗi công dân - một danh tính số”…

 

Các học viên được tập huấn sử dụng nền tảng trợ lý ảo. Ảnh: T.LỢI   
 

Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và bền vững

PGS.TS Đoàn Đức Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, cho hay, vừa qua nhà trường phối hợp cùng Tổ chức giáo dục Inter Edu tập huấn cho giảng viên, chuyên viên nhà trường về ứng dụng Copilot AI và Microsoft Office 365 trong công việc hành chính và dạy học. Hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, năng lực số để nâng cao hiệu suất công việc hành chính và công tác giảng dạy cho chuyên viên, giảng viên.

Mới đây, Sở KH&CN đã tổ chức 2 lớp tập huấn về vận hành, khai thác nền tảng trợ lý ảo, dành cho hơn 400 cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ngành, UBND phường Thị Nại (TP Quy Nhơn).  Ông Trần Kim Kha, Giám đốc Sở KH&CN, cho biết: Tại lớp học, các học viên được tiếp cận kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI), thực hành trực tiếp trên các nền tảng trợ lý ảo như ChatGPT và MyGPT để xử lý văn bản, tra cứu dữ liệu, xây dựng báo cáo và tối ưu hóa quy trình làm việc trong môi trường hành chính công. AI không phải là đích đến, nhưng là công cụ hỗ trợ quá trình đổi mới tư duy và phương thức điều hành. Thời gian tới, Sở tiếp tục triển khai các lớp chuyên đề, nâng cao và xây dựng tài liệu hướng dẫn để mở rộng khả năng ứng dụng AI trong hoạt động của chính quyền.

Tại phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo về Phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh: Kế hoạch thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 17.2.2025 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Tổng Bí thư và Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc triển khai nghị quyết này, coi đây là động lực và cơ hội để đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Do đó, các cấp, ngành cần nhận thức rõ tầm quan trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch này.

Phong trào “Bình dân học vụ số” năm 2025 hướng tới một số mục tiêu như: 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, có kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc. 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Trên 60% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, tiếp cận và sử dụng các nền tảng, dịch vụ số thiết yếu…        


Tác giả: TRỌNG LỢI
Nguồn:baobinhdinh.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật