|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phối hợp tốt để hỗ trợ hiệu quả cho lao động mất việc làm

Trong tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, lượng lao động mất việc làm ngày càng nhiều. Ðể nắm bắt sâu sát tình hình thực tế, kịp thời có các giải pháp hỗ trợ phù hợp cho người lao động, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp.

Trong tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, lượng lao động mất việc làm ngày càng nhiều. Ðể nắm bắt sâu sát tình hình thực tế, kịp thời có các giải pháp hỗ trợ phù hợp cho người lao động, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp. 
Xoay xở trong mờ mịt
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định (Sở LĐ-TB&XH), từ đầu năm 2023 đến ngày 11.5, có 3.816 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 2.738 người làm việc trong tỉnh, 1.078 người làm việc ở địa phương khác về.
Đến nay, có 3.182 người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; 225 người có quyết định hỗ trợ học nghề. Tổng số tiền chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định là hơn 51,5 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định. Ảnh: M.T

Chiều 12.5, chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (ở xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định. “Sau 3 năm rưỡi làm việc ở Công ty TNHH Đức Toàn (chuyên sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất ở Khu công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn), do DN khó khăn nên công nhân mất việc, tôi được nhận trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng. Nghe nói tình hình đơn hàng mới của DN thời gian tới vẫn còn “mờ mịt”, nên tôi đang lo xoay xở kiếm việc làm, chưa biết mai này ra sao…”, chị Nguyệt chia sẻ.  
Từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho số người lao động mất việc trên khi đến làm thủ tục; đồng thời phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động ở trong tỉnh.

Số lao động đến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để được tư vấn, làm thủ tục hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng. Ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

Ông Lê Văn Nghinh, Giám đốc Trung tâm, cho biết: “Trước tình hình lao động mất việc ngày càng nhiều, Trung tâm sẽ tăng cường việc tư vấn, tổ chức phiên giao dịch việc làm cố định, lưu động, trực tuyến tại đơn vị và ở các địa phương trong tỉnh. Theo sự kết nối của chúng tôi, hiện có 120 DN trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng 1.450 lao động ở nhiều ngành nghề”. 

Cần chú trọng phối hợp

Để đánh giá đúng thực trạng và kịp thời có các giải pháp hỗ trợ cho người lao động, cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Trong đó, vấn đề quan trọng đầu tiên là nắm bắt chính xác, cụ thể số lượng lao động giảm, mất việc làm. Hiện, việc thống kê đối tượng lao động này chủ yếu ở các DN lớn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; cần quan tâm đến thực trạng DN tại các cụm công nghiệp và các DN khác.
Theo tìm hiểu của chúng tôi từ các đơn vị liên quan, việc thống kê lao động giảm việc, mất việc hiện nay chủ yếu là do đơn vị cử người đi đến DN, hoặc gọi điện thoại cho DN, chứ không phải chủ động báo cáo từ DN. Trong khi đó, theo quy định, khi DN cho thôi việc nhiều lao động thì phải có báo cáo cho các địa phương, đơn vị liên quan. Thực tế này dẫn đến việc thống kê có thời điểm “không theo kịp” diễn biến thực tế tại DN, hoặc có khi “chênh lệch lớn” trong số liệu thống kê lao động mất việc giữa các đơn vị liên quan.
Nếu DN báo cáo, kiến nghị thì sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt từ các sở, ngành liên quan. Cụ thể, ngày 26.4, Công ty CP Giày Bình Định có báo cáo gửi các sở, ban, ngành liên quan về dự kiến cắt giảm 650 lao động. Chỉ sau đó một ngày, Sở LĐ-TB&XH có giấy mời gửi Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, LĐLĐ tỉnh, BHXH tỉnh, lãnh đạo DN để tổ chức họp ngay sau dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, kịp thời hướng dẫn DN.
Theo ông Võ Xuân Cẩm, Trưởng Phòng Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Giày Bình Định, việc báo cáo là trách nhiệm của DN phải làm; từ đó được hướng dẫn cụ thể để DN thực hiện việc cắt giảm, thỏa thuận và giải quyết các chế độ khi cho lao động thôi việc theo đúng quy định.
“Việc báo cáo còn để các sở, ngành, đơn vị liên quan biết và hỗ trợ kết nối giới thiệu việc làm cho lao động thôi việc ở Công ty chúng tôi. Mới đây, ngay sau khi Chủ tịch LĐLĐ TP Quy Nhơn thông báo cho Công ty về một DN ở Quy Nhơn có nhu cầu tuyển dụng 10 lao động, chúng tôi lập tức kết nối và giới thiệu cho một số lao động đã thôi việc đến DN này liên hệ”, ông Cẩm cho biết.


Tác giả: Báo Bình Định
Nguồn:sldtbxh.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật