|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Định: Công nghiệp duy trì tăng trưởng khá

Với sự hỗ trợ tích cực về cơ chế, chính sách… của các cấp, các ngành, cùng với sự quyết tâm cao của các doanh nghiệp nên trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số sản xuất công nghiệp củaBình Định ước tăng 7% so với cùng kỳ.

Dệt may là lĩnh vực Bình Định đang kêu gọi cấp thiết các tập đoàn, tổng công ty vào đầu tư sản xuất.


Ông Nguyễn Kim Phương- Giám đốc Sở Công Thương Bình Định- cho biết: giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) 6 tháng đầu năm 2014 của Bình Định ước đạt 4.658 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ. Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ lực có sản lượng sản xuất chưa ổn định, và DN chỉ ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầu mùa vụ nhằm duy trì sản xuất. Những sản phẩm truyền thống có thương hiệu nổi tiếng của Bình Định như đồ gỗ nội thất sản xuất giảm 82,7%, bao bì bằng giấy giảm 46,4%, giày dép giảm 32,5% và đường RS giảm mạnh 23,2%.

Đối với lĩnh vực thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 20.568 tỷ đồng, tăng 11,14% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 319,7 triệu USD, đạt 47,4% kế hoạch năm và tăng 3,6% so với cùng kỳ. Sở dĩ có được con số khả quan đó là  nhờ vào một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng như: gỗ tinh chế các loại, hải sản, đá xây dựng, sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng ước đạt 90,5 triệu USD, đạt 50,3% kế hoạch năm, tăng 25,4% so với cùng kỳ.

Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đi cùng với đó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động không tốt, khiến hàng hóa xuất nhập khẩu của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Với vai trò là cầu nối xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Bình Định đã vận động các DN tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh, nhằm mở rộng quan hệ giao lưu, học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm, đồng thời tìm cơ hội giới thiệu những sản phẩm truyền thống.

Trong 6 tháng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, tính trong 6 tháng đầu năm 2014, đã kiểm tra được 732 vụ, phát hiện và xử lý 491 vụ, với tổng số tiền thu về và nộp NSNN trên 700 triệu đồng.

Khó khăn cần tháo gỡ kịp thời

Để thúc đẩy hoạt động công nghiệp, thương mại những tháng còn lại, Sở Công Thương Bình Định tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác quản lý ngành, chủ động triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn, Bình Định rất cần tới sự hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính... để đưa ra giải pháp, định hướng cụ thể trong các thông tư, hay quyết định giúp DN thực hiện tốt trong việc xây dựng nông thôn mới, làng nghề... Đặc biệt cần Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam sớm đầu vào Bình Định để phát triển về công nghiệp, tạo việc làm cho lao động khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Một khó khăn nữa cần sự hỗ trợ từ các cấp, là đầu năm 2014 đến nay, thị trường xuất khẩu các sản phẩm titan của Việt Nam đã chững lại, giá sản phẩm giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, việc tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với titan từ 11% lên 16% làm tăng chi phí đầu vào, nên mỗi tấn sản phẩm DN khai thác. Do đó, cần có sự điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên hợp lý, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các DN khai thác, chế biến titan ổn định sản xuất kinh doanh.


Theo baocongthuong.com.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật