Kế hoạch thực hiện Đề án 996 trên địa bàn tỉnh
Kế hoạch này áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định với đối tượng là các tổ chức, cá nhân, DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; hoạt động nghiên cứu liên quan lĩnh vực đo lường và các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của tỉnh.
Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là: Phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật đo lường của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động DN, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển của tỉnh. Tập trung hỗ trợ DN trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại các DN; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động DN. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường. Áp dụng hiệu quả Bộ “Tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của DN” để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ DN.
Để thực hiện đạt kết quả những mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gồm: (1) Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ DN; (2) Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh; (3) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; (4) Triển khai công tác hỗ trợ DN đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa; (5) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ về đo lường; (6) Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường.
Kim Loan