|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực của khai thác titan

Là loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, điều kiện khai thác dễ dàng, việc khai thác titan ở Bình Định những năm gần đây phát triển rầm rộ với quy mô lớn đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhưng cũng gây nhiều hệ lụy cho môi trường, xã hội, lãng phí tài nguyên.

Ảnh minh họa.

 

Tỉnh hiện có 24 doanh nghiệp khai thác, chế biến titan với 43 giấy phép còn hiệu lực (Bộ TN&MT cấp 7 giấy phép, UBND tỉnh cấp 36 giấy phép), các Dự án khai thác titan trên địa bàn tỉnh có thời gian ngắn, số lượng Dự án có thời hạn khai thác dưới 5 năm chiếm tới 66%.


Hầu hết, các doanh nghiệp có thời hạn cấp phép ngắn đều tập trung khai thác, tiêu thụ quặng thô làm tổn thất về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nhiều tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác titan chưa được tính toán 1 cách đầy đủ như việc gây hại đối với trồng trọt, thiệt hại do cát bay, chi phí cơ hội của việc sử dụng đất…


Để giảm thiểu các tác động tiêu cực, bất bình đẳng trong khai thác chế biến titan trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản để các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy trình hoạt động, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.


Theo Tài Nguyên & Môi Trường 


Tin nổi bật Tin nổi bật