|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường hỗ trợ nghề thủ công mỹ nghệ

Để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trong thời gian qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển làng nghề như: xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng phát triển thương hiệu … qua đó, có tác dụng khuyến khích các cơ sở sản xuất làng nghề nói chung và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Để ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ phát triển, Bình Định cần có nhiều chính sách hỗ trợ.

Tỉnh cũng đã quy hoạch phát triển làng nghề, trong đó quy hoạch một số làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch. Đây là một hướng đi mới, có nhiều lợi thế và cũng được coi là chiến lược phát triển lâu dài về chiều sâu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là các ngành nghề sản xuất đặc sắc, độc đáo mang bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, coi trọng công tác dạy nghề, truyền nghề, đã ban hành quy định về công nhận nghệ nhân, thợ giỏi ngành nghề thủ công mỹ nghệ của tỉnh với những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nghệ nhân, thợ giỏi để quy tụ được đội ngũ này, coi đây là vốn quý trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Hiện toàn tỉnh có 29 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, số lượng cơ sở sản xuất là 5.100 cơ sở, giải quyết khoảng 11.078 lao động, trong đó: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ bao gồm dệt thổ cẩm, gốm, thảm xơ dừa, mây tre đan, tiện gỗ mỹ nghệ với hàng trăm mặt hàng khác nhau. Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 200 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn.

Theo Báo Công Thương Điện Tử 


Tin nổi bật Tin nổi bật