Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa
Để chủ động và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa đông xuân, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm; thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Chỉ thị số 23/CT-BYT ngày 22/10/2020 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh; đồng thời đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế dự phòng tại các địa phương trong tỉnh tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, đặc biệt là bệnh COVID-19, MERS-CoV, cúm A(H7N9), bệnh cúm A(H5N1), A(H5N6); chú trọng triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại, các bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp (bạch hầu, sởi, rubella...) và các bệnh lưu hành (tay chân miệng, sốt xuất huyết...), xử lý triệt để các ổ dịch, khoanh vùng, không để bùng phát, lan rộng; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy quy mô lớn tại các địa phương trong tỉnh để phòng chống dịch sốt xuất huyết; duy trì hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy (hàng tuần tại khu vực có nguy cơ cao, hàng tháng tại khu vực khác), tổ chức phun hóa chất chủ động tại khu vực có nguy cơ cao. Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt, ăn uống, nhất là trong mùa mưa bão, lũ lụt; tăng cường triển khai hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng dịch vụ, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô cấp xã; thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19, xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng. Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng bổ sung đã được Bộ Y tế phê duyệt và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho ngành y tế; chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, phân loại sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân; tuyên truyền thông điệp 5K phòng chống COVID-19 "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế" đến từng hộ gia đình, cộng đồng với các hình thức và ngôn ngữ phù hợp với từng địa phương; đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế; phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là phòng chống COVID-19; thực hiện vệ sinh thường xuyên trường học; bố trí đủ xà phòng, nước sạch; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo kịp thời cho cơ quan y tế địa phương; phối hợp ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương, Công an, Quân đội và đơn vị liên quan trong việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là cúm ở gia cầm; phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; tổ chức các đoàn kiểm tra hỗ trợ các địa phương giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học; tăng cường truyền thông, giáo dục các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cho học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh như: rửa tay thường xuyên với xà phòng, thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sinh hoạt, bảo đảm nước sạch, tham gia chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình, tại trường học và cộng đồng dân cư; chỉ đạo các trường vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Tăng cường giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện trong trường học cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức điều tra và xử lý kịp thời.
Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh với quan điểm không được chủ quan, lơ là, lơi lỏng, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; duy trì và thực hiện hiệu quả của các tổ/đội/nhóm phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng; theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt đồng phòng chống dịch bệnh COVID-19 và dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn tỉnh tích cực, hiệu quả.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các ban, ngành, hội đoàn thể đóng trên địa bàn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn có hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh mùa đông xuân trên địa bàn; đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín...; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp ngành Y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết... ; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các trường học và cộng đồng; bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết./.
LKY