A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển kiểm tra phong trào “THTT, HSTC” tại Bình Định

Ngày 26/3, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển dẫn đầu đã kiểm tra việc thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại tỉnh Bình Định. Đợt kiểm tra lần này nhằm đánh giá kết quả và ghi nhận thành tích đã đạt được ở địa phương chuẩn bị cho tổng kết Phong trào thi đua giai đoạn 2008- 2013.

Có thể nói, qua gần 4 năm thực hiện, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, Phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC đã nhận được sự đồng thuận của xã hội, phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. 

Có thể nói, qua gần 4 năm thực hiện, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, Phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC đã nhận được sự đồng thuận của xã hội, phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. 

Các trường THCS, THPT đã nhận và chăm sóc hơn 150 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các công trình khác ở các địa phương nơi truờng đóng.

Đó là mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ giữa HS - HS, HS - GV, nhà trường - gia đình, nhà trường - địa phương, các ngành. Tính tích cực của HS được biểu hiện ở nhiều điểm như trường học vui hơn, chủ động hơn trong học tập, có điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn, mối quạn hệ thầy cô, bạn bè thân thiện hơn, học sinh tích cực đến trường hơn, biết trân trọng, giữ gìn “Trường học của mình” hơn và siêng năng học tập hơn. Đặc biệt là những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế… tại địa phương. 

Đoàn công tác kiểm tra tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn
Đoàn công tác kiểm tra tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn, ảnh: Xuân Nguyên

Từ khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Bình Định, mạng lưới trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp và có sức thu hút HS đến trường. Đến năm 2011, tỉnh Bình Định đã có 89/148 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Phong trào cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH của GV và học tập của HS; 100% GV các trường THCS, THPT đã thực hiện các yêu cầu đổi mới trong kiểm tra đánh giá đã được tập huấn; 100% các phòng GD&ĐT và các trường THPT đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ cấp trường và tham gia Hội thi văn nghệ toàn nghành với nhiều tiết mục công phu, đặc sắc đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong dư luận xã hội…

Sau quá trình kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Bình Định, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã đánh giá cao một số kết quả mà Bình Định đạt được. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng gợi ý một số vấn đề để việc thực hiện triển khai đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Theo đó, cách triển khai phong trào tại các nhà trường khá toàn diện nhưng cần đặt ra vấn đề nào trọng tâm, vấn đề nào phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể, vấn đề nào làm trước, làm sau…  để việc thực hiện được sâu sắc và toàn diện hơn.

h
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: cách triển khai phong trào cần đặt ra vấn đề nào trọng tâm, vấn đề nào phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể, ảnh: Xuân Nguyên

Cần tập huấn cho giáo viên về GD kỹ năng sống (GDKNS) để khi GV lồng ghép vào những bài học, bài giảng được linh động, mềm mại không gò bó, cứng nhắc, đồng thời qua đó cũng giúp GV tự tin hơn trong giảng dạy, không quá nặng nề trong tư duy và cách nhìn nhận về GDKNS.  Đặc biệt, bên cạnh việc chú ý tới tư vấn hướng nghiệp cho HS cũng cần xây dựng những tổ, nhóm GV tư vấn tâm lý kỹ năng sống cho HS. Làm sao để GV hiểu được HS, để HS mỗi khi có vấn đề thắc mắc có thể tin tưởng và gọi điện trực tiếp tới thầy, cô giáo xin tư vấn.

Việc lồng ghép GDKNS cũng cần mở rộng cho phù hợp. Cụ thể Bình Định là nơi thường có thiên tai nên cần thiết đưa nội dung phòng chống thiên tai vào nhà trường để  khi xảy ra thì HS đã có những kỹ năng nhất định để ứng phó - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhắc nhở.

Thứ trưởng cũng lưu ý, Bình Định là nơi có nhiều di sản nhưng việc GD vẫn chỉ dừng ở phần chăm sóc còn việc GD phát huy di sản chưa nhiều. Các trường có thể cho HS học tập và có kế hoạch tìm hiểu học tập về di sản trước khi đến tham quan, hay tổ chức các hoạt động chăm sóc./.


Tin nổi bật Tin nổi bật