A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

UBND tỉnh tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 26/09/2012, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 3669/UBND-NC về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm bảo đảm an ninh trật tự địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Theo đó, giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Đề cao tránh nhiệm của người đứng đầu; xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của từng cấp, từng ngành; gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính và chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo của các Cấp ủy đảng, trách nhiệm của chính quyền, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền, phải có trách nhiệm nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo; xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý nhà nước, xử lý cán bộ có sai phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi những bất cập của chính sách, pháp luật nếu có. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, nhạy cảm, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, các cơ quan chức năng có ý kiến khác nhau thì kịp thời báo cáo để Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân theo quy định, dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp và đối thoại với dân, lắng nghe ý kiến của dân, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân. Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, công khai, minh bạch quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Trong công tác quản lý đất đai phải chú trọng, làm tốt công tác lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi phải dân chủ, công khai, đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, đồng thuận, tự giác chấp hành. Trường hợp buộc phải cưỡng chế thì phải có phương án chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo đảm tuyệt đối an toàn; không sử dụng vũ khí và lực lượng quân đội trong việc tổ chức cưỡng chế.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài và có kế hoạch cụ thể tập trung giải quyết dứt điểm. Trong quá trình giải quyết phải làm rõ nguyên nhân phát sinh, tồn đọng, kéo dài vụ việc khiếu nại, tố cáo; mời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, luật sư tham gia giải quyết; tổ chức đối thoại công khai, xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết có lý, có tình, khả thi, chấm dứt được khiếu nại, tố cáo. Cần vận dụng đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, pháp luật, hành chính, kinh tế để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại có hoàn cảnh khó khăn thì xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống. Phải công khai nội dung, quá trình và kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử. Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết định giải quyết của các Bộ, ngành chức năng của Trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu vướng mắc phải chủ động tìm biện pháp giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, không được để vụ việc tồn đọng, kéo dài. Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phải chủ động nắm chắc tình hình, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người; phải có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh kiên quyết theo quy định của pháp luật với các đối tượng lợi dụng xúi giục, kích động hoặc vì động cơ vụ lợi. Khi công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở các cơ quan của tỉnh, thì phải phân công lãnh đạo và người có thẩm quyền phối hợp với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh bàn biện pháp giải quyết, không để công dân tập trung gây mất an ninh, trật tự công cộng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm.

Bên cạnh đó, giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan tổ chức triển khai thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo cho cán bộ và nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những địa bàn trọng điểm có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có sai phạm.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thi hành pháp luật về đất đai, nhất là việc giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất. Giao Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Gao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí khi thông tin về các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải chính xác, đầy đủ, khách quan, tránh việc đưa tin một chiều, sai bản chất sự v


Tin nổi bật Tin nổi bật