|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

60% lao động ngành sản xuất phải cắt giảm chi phí sinh hoạt

Để ứng phó với tình trạng giảm thu nhập do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, 60% lao động phải cắt bớt chi phí sinh hoạt, 37% tìm cách làm thêm bên ngoài.

Công nhân ở khu công nghiệp tại quận Bình Tân sau giờ làm, năm 2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Đó là một phần trong báo cáo thực trạng nhân sự ngành sản xuất 2023 do Navigos Group, đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hoạt động 20 năm tại Việt Nam, phát hành đầu tháng 8.

Báo cáo được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu phân tích hơn 1.000 lao động làm việc ở nhiều vị trí và 500 doanh nghiệp quy mô từ dưới 100 đến hơn 10.000 lao động thuộc nhóm ngành sản xuất như dệt may, da giày, hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp...

Theo báo cáo, 91% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng ghi nhận doanh thu giảm, con số này ở nhóm dệt may, da giày là 44%, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa, ôtô, dược phẩm, công nghệ sinh học, sản phẩm công nghiệp sụt giảm doanh thu dao động từ 22-37%...

Để ứng phó với khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp sẽ chọn thu hẹp quy mô sản xuất với hình thức đóng cửa nhà máy, giảm dây chuyền, bớt giờ làm và cắt giảm lao động.

Khó khăn của doanh nghiệp kéo theo thu nhập của lao động giảm mạnh. Thống kê, có 58% lao động ngành sản xuất bị giảm thu nhập 30-50%, 34% bị giảm 10% và cá biệt có 2% lao động bị giảm nhiều hơn 50% tổng lương.

Bên cạnh giảm lương, người lao động cũng mất thu nhập từ nguồn tăng ca, không được nhận các khoản trợ cấp như thường lệ.

Để ứng phó khó khăn, 60% lao động chọn phương án cắt giảm chi phí sinh hoạt, 37% tìm việc làm thêm từ bên ngoài và 3% tăng ca nhiều hơn khi có cơ hội.

Cắt giảm chi phí sinh hoạt là phương án gần như đầu tiên khi lao động gặp khó khăn về tài chính, thu nhập giảm do ít việc. Khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện khi Covid-19 bùng phát năm 2021 cũng cho kết quả tương tự khi 21% lao động được hỏi đã trả lời phải ăn nhiều mì tôm hơn; 48% người phải giảm lượng thịt hàng ngày; 22% lao động phải chuyển từ mua sắm hàng ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp; 15% trường hợp lựa chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa.

Ngoài ra, 60% người lao động phải tiết kiệm các khoản chi sinh hoạt hàng ngày; 11% phải vay mượn tiền của người thân: 0,3% phải vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đại diện Navigos Group, một tín hiệu tích cực ghi nhận từ khảo sát là người lao động giai đoạn này đang tìm cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh với mục tiêu tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Cụ thể, 39% chọn nâng cao kỹ năng quản lý, 29% trau dồi kiến thức quản lý tài chính và 24% tập trung phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Ngoài ra, khi được hỏi về kỳ vọng đối với doanh nghiệp, 35% lao động mong muốn không bị giảm lương, 28% mong được đảm bảo hợp đồng dài hạn, tỷ lệ này tương tự ở nhóm mong được duy trì trợ cấp, phúc lợi và 9% muốn được đảm bảo đủ số giờ làm việc.

Đó là một phần trong báo cáo thực trạng nhân sự ngành sản xuất 2023 do Navigos Group, đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hoạt động 20 năm tại Việt Nam, phát hành đầu tháng 8.

Báo cáo được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu phân tích hơn 1.000 lao động làm việc ở nhiều vị trí và 500 doanh nghiệp quy mô từ dưới 100 đến hơn 10.000 lao động thuộc nhóm ngành sản xuất như dệt may, da giày, hàng tiêu dùng, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp...

Theo báo cáo, 91% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng ghi nhận doanh thu giảm, con số này ở nhóm dệt may, da giày là 44%, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa, ôtô, dược phẩm, công nghệ sinh học, sản phẩm công nghiệp sụt giảm doanh thu dao động từ 22-37%...

Để ứng phó với khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp sẽ chọn thu hẹp quy mô sản xuất với hình thức đóng cửa nhà máy, giảm dây chuyền, bớt giờ làm và cắt giảm lao động.

Khó khăn của doanh nghiệp kéo theo thu nhập của lao động giảm mạnh. Thống kê, có 58% lao động ngành sản xuất bị giảm thu nhập 30-50%, 34% bị giảm 10% và cá biệt có 2% lao động bị giảm nhiều hơn 50% tổng lương.

Bên cạnh giảm lương, người lao động cũng mất thu nhập từ nguồn tăng ca, không được nhận các khoản trợ cấp như thường lệ.

Để ứng phó khó khăn, 60% lao động chọn phương án cắt giảm chi phí sinh hoạt, 37% tìm việc làm thêm từ bên ngoài và 3% tăng ca nhiều hơn khi có cơ hội.

Cắt giảm chi phí sinh hoạt là phương án gần như đầu tiên khi lao động gặp khó khăn về tài chính, thu nhập giảm do ít việc. Khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện khi Covid-19 bùng phát năm 2021 cũng cho kết quả tương tự khi 21% lao động được hỏi đã trả lời phải ăn nhiều mì tôm hơn; 48% người phải giảm lượng thịt hàng ngày; 22% lao động phải chuyển từ mua sắm hàng ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp; 15% trường hợp lựa chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa.

Ngoài ra, 60% người lao động phải tiết kiệm các khoản chi sinh hoạt hàng ngày; 11% phải vay mượn tiền của người thân: 0,3% phải vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đại diện Navigos Group, một tín hiệu tích cực ghi nhận từ khảo sát là người lao động giai đoạn này đang tìm cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh với mục tiêu tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Cụ thể, 39% chọn nâng cao kỹ năng quản lý, 29% trau dồi kiến thức quản lý tài chính và 24% tập trung phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Ngoài ra, khi được hỏi về kỳ vọng đối với doanh nghiệp, 35% lao động mong muốn không bị giảm lương, 28% mong được đảm bảo hợp đồng dài hạn, tỷ lệ này tương tự ở nhóm mong được duy trì trợ cấp, phúc lợi và 9% muốn được đảm bảo đủ số giờ làm việc.


Tác giả: Lê Tuyết
Nguồn:VnExpress.net Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật