|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định”

(binhdinh.gov.vn) - Ngày 7/11, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định”. Nghiên cứu thuộc đề tài nghiên cứu các điều kiện tối ưu để sản xuất sinh khối một số chủng Bacillus và thử nghiệm sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định của Thạc sĩ Lê Hồng Linh và cộng sự của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN).

Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được các tác giả trình bày quy trình sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học BIDI-AGRI do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN) sản xuất: Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định, đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi gà thương phẩm tại trang trại tại thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, Bình Định và báo cáo kết quả thực hiện mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thôn Xuân Bình Nam, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.

Theo báo cáo tại Hội thảo cho thấy: cả 2 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học BIDI-AGRI trong nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi gà thương phẩm bước đầu có hiệu quả kinh tế, được người dân tham gia đánh giá cao.  Như ở mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi gà thương phẩm lợi nhuận thu được khi áp dụng chế phẩm sinh học cao hơn so với đối chứng tăng 15,4%. Với mô hình nuôi tôm thương phẩm đã tạo môi trường ao nuôi ổn định, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm,  tốc độ tăng trưởng cao.

Tại hội thảo cũng được nhận được nhiều góp ý của các đại biểu như: nên tiến hành phân tích toàn lưu kháng sinh trong vật nuôi; đánh giá chế phẩm trước khi ra thị trường phù hợp với quy định của Bộ NN&PTNT để hoàn thiện chế phẩm sinh học cung cấp ra thị trường; có giá thành thấp so với các sản phẩm đang lưu hành để cạnh tranh trên thị trường và bổ sung thêm các sản phẩm sinh học mới có nhiều triển vọng áp dụng vào chăn nuôi nông sản sạch chất lượng cao tại Bình Định. Đồng thời, hướng tới một nghề nuôi tôm bền vững thân thiện với môi trường hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi và tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng trong xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong chọn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra những phản sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng cao an toàn với con người và môi trường.

Tin, ảnh:  H.Tuấn


Tin nổi bật Tin nổi bật