A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 năm 2011

Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng vụ Mùa. Dịch bệnh gia súc, gia cầm đã ổn định, không phát sinh ổ dịch mới nhưng khả năng tái phát dịch bệnh là rất cao. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 15,5% so với cùng kỳ đã góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 12,0%. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 tăng 7,4% so với cùng nhưng giảm 7,3% so với tháng trước. Thị trường cơ bản được bình ổn. Chỉ số giá chung (CPI) giảm 0,16% so tháng trước. Đây là tháng có chỉ số giá giảm đầu tiên trong năm 2011.

1. Nông nghiệp

Trọng tâm sản xuất nông nghiệp trong tháng 10 là tập trung chăm sóc các loại cây trồng vụ Mùa.

Theo tiến độ đến ngày 13/10/2011 toàn tỉnh đã gieo sạ 22.070,5 ha lúa vụ Mùa, giảm 6,1% so với cùng kỳ, bằng 95,8% so với kế hoạch. Phần lớn các địa phương có diện tích gieo sạ lúa vụ Mùa giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân do chuyển đổi từ diện tích lúa 3 vụ sang 2 vụ và một số diện tích gieo khô giảm do nắng nóng kéo dài, thiếu nước.

Các loại cây trồng cạn cũng đang được khẩn trương gieo trồng và đạt diện tích khá như cây ngô ước đạt 2.397 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ; cây lạc 638 ha, tăng 8,5%; cây đỗ tương 105 ha, giảm 43,2%; rau các loại 3.225 ha, tăng 1,6%; đậu các loại 270 ha, giảm 12,9%.

Trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh đã ổn định, không phát sinh ổ dịch mới, chỉ xảy ra một số bệnh thông thường với số lượng không đáng kể, phần lớn đã được điều trị khỏi, không gây thiệt hại lớn đến người chăn nuôi.

Dự báo đàn lợn có xu hướng tăng trở lại nhờ chính sách hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 3 huyện An Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn. Hơn nữa giá thịt lợn tăng khá cao so với cùng kỳ (+72,6%), dịch bệnh được kiểm soát giúp người chăn nuôi an tâm sản xuất.

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật trong mùa Đông, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm phòng dịch lở mồm long móng đợt II/2011 được 207.682 con trâu, bò; tiêm phòng dịch tả lợn từ đầu năm đến nay được 353.892 con chủ yếu là lợn nái và đực giống. Tiếp tục tiêm phòng cúm gia cầm đợt I/2011 được 1.240.004 con gia cầm (544.492 con gà, 695.512 con vịt); Hiện đang tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm đề phòng dịch cúm trở lại. Tiêu độc sát trùng định kỳ hơn 8,3 triệu m2chuồng trại.

Ngành thú y đã thực hiện kiểm soát giết mổ 7.564 con trâu, bò, 126.671 con lợn thịt, 29.272 con lợn sữa, 179.106 con gà.

Kiểm dịch xuất nhập tỉnh 18.904 con trâu bò, 541.417 con lợn, hơn 2,3 triệu con gà, vịt và khoảng 28,4 triệu quả trứng.

2. Lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong tháng 10 là tiến hành khảo sát, thiết kế các nội dung về kỹ thuật lâm sinh, bố trí vùng rừng, khoanh nuôi và khoán bảo vệ rừng. Chuẩn bị vật tư, cây giống cho công tác trồng và chăm sóc rừng.

Đến nay, 40 đơn vị sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp đã sản xuất được 45,5 triệu cây giống các loại.

Diện tích rừng được chăm sóc đợt I năm 2011 là 10.844 ha, đạt 100% so với kế hoạch. Trong đó, rừng phòng hộ 2.204 ha, rừng sản xuất 8.640 ha.

Thực hiện khoán quản lý bảo vệ 55.308 ha rừng, đạt 100% kế hoạch. Tổng diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 51.870 ha. Hầu hết các diện tích khoanh nuôi đều sinh trưởng và phát triển tốt.

Hiện nay, công tác trồng rừng rất thuận lợi nhờ trời mưa đất mềm. Tính đến ngày 13/10/2011 đã thiết kế được 7.560 ha, xử lý thực bì được 6.767 ha, cuốc hố được 3.798 ha và đã trồng 2.226 ha trong tổng kế hoạch trồng 6.000 ha.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ cháy rừng (giảm 8 vụ so với cùng kỳ) gây thiệt hại 8 ha, giá trị thiệt hại 123 triệu đồng.

Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra phố biến, chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là ở các huyện trung du, miền núi. Từ đầu năm đến nay các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phát hiện 118 vụ vi phạm quy định về khai thác, mua bán, chế biến lâm sản, quản lý bảo vệ động vật hoang dã. Tổng diện tích rừng bị phá là 20,5 ha ước tính thiệt hại khoảng 184 triệu đồng.

3. Thuỷ sản

Tính đến ngày 13/10/201, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm vụ 2 được 402 ha; đã có 50,37 ha bị nhiễm bệnh(chiếm 12,5%) chủ yếu xảy ra trên tôm thẻ chân trắng. Số diện tích nhiễm bị đến nay đã được xử lý.

Đến nay, các cùng nuôi tôm trong tỉnh đã tiến hành thu hoạch tôm vụ 2 được 257,6 ha chiếm 63,9% diện tích thả nuôi; sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 1.184 tấn.

Sản lượng khai thác thủy sản 10 tháng ước đạt 122.748 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 4.073 tấn, tăng 11,9%.

Trong tháng 10, ngành thủy sản tiếp tục phối hợp với lực lượng cảnh sát biển và chính quyền địa phương tuyên truyền ngư dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường tuần tra, xử lý các trường hợp sử dụng xung điện, thuốc nổ trong khai thác thủy sản.

4. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 (theo giá CĐ 1994)ước đạt 657,9 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ và tăng 14,3% so với tháng trước. (Biểu số liệu)

Tính chung 10 thángước đạt 5.980,5 tỷ đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ.

Theo ngành kinh tế cấp 1: tăng trưởng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến tăng 13,2%, do có sự đóng góp đáng kể của một số sản phẩm như: thủy sản ướp đông tăng 33,8%, đường chưa luyện RS tăng 93,6%, dăm gỗ tăng 29,7%, hộp thùng bằng giấy hoặc bìa tăng 10,6%, thuốc viên khác (trừ kháng sinh) tăng 26,5%, gạch lát ceramic tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Tiếp đến làngành công nghiệp điện nước tăng 0,3% so với cùng kỳ vì sản lượng điện thương phẩm tăng 6,4%, nước máy thương phẩm tăng 11,6%.

Ngành công nghiệp khai thác giảm 0,4% do sản lượng khai thác quặng Titan giảm 11,5% so với cùng kỳ.

Theo thành phần kinh tế: Tăng trưởng cao nhất là cơ sở cá thể tăng 14,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 12,5%; doanh nghiệp Nhà nước tăng 3,3%.

Các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đang bước vào mùa vụ sản xuất chính, phần lớn doanh nghiệp có đơn đặt hàng đảm bảo hoạt động đến hết năm 2011. Đơn đặt hàng tăng 5% so với mùa hàng trước, lượng hàng trên 1 đơn hàng cũng tăng, giá bán sản phẩm gỗ tăng 3-7% và thời gian giao hàng rút ngắn lại. Hiện tại nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng thực hiện hợp đồng.

 Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục đối diện với tình trạng giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, lực lượng lao động trực tiếp không ổn định, đặc biệt là thiếu vốn lưu động, lãi suất ngân hàng cao… đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khi ký kết đơn hàng với các đối tác.

5. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tưthựchiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lýtháng 10 năm 2011 đạt 167,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương ước đạt 102,7 tỷ đồng, chiếm 61,3% (riêng vốn thu từ quỹ sử dụng đất 41 tỷ đồng, chiếm 3,9%); vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 49,3 tỷ đồng, chiếm 19,4%; vốn khác ước đạt 15,4 tỷ đồng, chiếm 9,3%.

Tính chung 10 tháng2011tổng vốn đầu tư thựchiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lýđạt 1.052,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương ước đạt 534 tỷ đồng, chiếm 50,7%; vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 350 tỷ đồng, chiếm 33,2%; vốn khác ước đạt 168,9 tỷ đồng, chiếm 16,1%.

Các chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu có tiến độ triển khai thực hiện rất chậm. Tính đến hết tháng 9 năm 2011 các chương trình này mới chỉ đạt 31,1% so với kế hoạch năm

Nhìn chung việc thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong 10 tháng đầu năm giảm đáng kể so với cùng kỳ do vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Do đó, các Ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, nhằm đưa các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoàn thành đúng tiến độ.

6. Thương mại- Giá cả

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10 ước đạt 2.387,6 tỷ đồng, tăng 28,0% so với cùng kỳ và tăng 0,4% so với tháng trước.

Tính chung 10 thángnăm 2011 ước đạt 23.341 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành thương nghiệp chiếm 82,6%, tăng trưởng 23,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 12,0%, tăng trưởng 24,8%; dịch vụ chiếm 5,3%, tăng trưởng 42,6%; du lịch chiếm  0,1%, tăng trưởng 12,3%.

Giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2011 tương đối bình ổn. Chỉ số chung (thành thị và nông thôn) giảm 0,16% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 20,7% và so tháng 12/2010 tăng 15,54%. Đây là tháng có chỉ số giá giảm đầu tiên trong năm 2011 do giá một số mặt hàng thực phẩm giảm như thịt gia súc, gia cầm, đường ăn, dầu diezel, dầu hỏa, gas. (Biểu số liệu)

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10ước đạt 30,2triệu USD, tăng  7,4% so với cùng kỳ, và giảm 7,3% so với tháng trước.(Biểu số liệu)

Tính chung 10 thángkim ngạch xuất khẩu ước đạt 342,7 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Trong đó kinh tế Nhà nước đạt 61,8 triệu USD tăng 0,7%; Kinh tế tư nhân đạt 263,3 triệu USD tăng 3,7%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 triệu USD tăng 54,8% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trong 10 tháng là cà phê nhân (tăng gần 4 lần); dệt may(+59,8%); gạo (+10,2%); khoáng sản (+47,1%); dăm gỗ (+22,5%); sản phẩm bằng nhựa (tăng gần 3 lần); hàng nông sản khác (+23,3%)  so với cùng kỳ.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong năm 2011 có nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh; kinh tế thế giới suy giảm, sức mua giảm, nguyên liệu đầu vào tăng, giá xuất tăng, khó cạnh tranh, các doanh nghiệp thiếu vốn, hoạt động cầm chừng…

Đa số các mặt hàng xuất khẩu đều có đơn giá tăng, nhưng lượng xuất giảm so với cùng kỳ ở các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn như sản phẩm gỗ, gạo, khoáng sản… Các mặt hàng khác xuất cao như sắn lát, dăm gỗ…

Kim ngạch nhập khẩu tháng 10ước đạt 13,4 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ và giảm 10,6% so với tháng trước.

Tính chung 10 thángkim ngạch nhập khẩu ước đạt 108,4 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế Nhà nước chiếm 27,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh, đạt 29,3 triệu USD tăng 79,0%; Kinh tế tư nhân (chiếm 68,8%), đạt 74,6  triệu USD tăng 2,5%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 4,1%), đạt 4,5 triệu USD tăng 48,8% so với cùng kỳ.

Giá trị nhập khẩu tập trung chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, riêng nhập khẩu gỗ nguyên liệu chiếm gần 50%, phân bón chiếm 20%, và hải sản cấp đông chiếm 10%.

7. Dịch vụ vận tải

Vận tải hành khách tháng 10ước đạt 1.964,3 nghìn hành khách, luân chuyển 170.569 nghìn hành khách-km, so với cùng kỳ vận chuyển tăng 8,2%, luân chuyển tăng 5,3%.

Tính chung 10 thángước đạt 20.633,6 nghìn hành khách, luân chuyển 1.771 triệu hành khách-km, so với cùng kỳ vận chuyển tăng 4,3%, luân chuyển tăng 3,9%. Trong đó,  đường bộ vận chuyển tăng 4,3%, luân chuyển tăng 3,8%; đường sông vận chuyển tăng 15,7%, luân chuyển tăng 14,1%; đường biển vận chuyển tăng 1,2% và luân chuyển tăng 3,5%.

Vận tải hàng hóa tháng 10 ước đạt 807,8 nghìn tấn, luân chuyển 129,8 triệu tấn-km, so với cùng kỳ vận chuyển tăng 13,1%, luân chuyển tăng 11,9%.

Hàng hóa thông qua cảng biển tháng 10 ước đạt 405 nghìn TTQ, tăng 25,7% so với cùng kỳ; trong đó, cảng Quy Nhơn (Trung ương) ước đạt 380 nghìn TTQ, tăng 26,3%; cảng Thị Nại (Địa phương) ước đạt 25 nghìn TTQ, tăng 17,7% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 thángvận chuyển hàng hóa ước đạt 8,5 triệu tấn, luân chuyển 1.470 triệu tấn-km, so với cùng kỳ vận chuyển tăng 12,6%, luân chuyển tăng 10,8%. Trong đó, đường bộ vận chuyển tăng 13,2%, luân chuyển tăng 13,6%; đường sông vận chuyển tăng 3,3%, luân chuyển tăng 8,2%; đường biển vận chuyển giảm 25,8%, luân chuyển giảm 23,1%.

Sản lượng vận tải đường biển giảm do 2 công ty vận tải biển ngừng hoạt động từ tháng 6/2011. Tàu vận chuyển hàng đi nước ngoài của Bình Định ít được tu bổ, thiết bị lạc hậu; các chủ hàng thường ký hợp đồng với các tàu tương đối tốt, an toàn, do vậy hàng hóa đường biển các phương tiện của Bình Định ngày càng giảm.

Hàng hóa thông qua cảng biển 10 tháng ước đạt 5.437 nghìn TTQ, tăng 22,7% so với cùng kỳ; trong đó, cảng Quy Nhơn (Trung ương) ước đạt 4.931 nghìn TTQ, tăng 22,8%; cảng Thị Nại (Địa phương) ước đạt 506 nghìn TTQ, tăng 22,3%./.


Tin nổi bật Tin nổi bật