|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết mô hình khuyến nông "Khôi phục chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt năm 2017"

(binhdinh.gov.vn) - Chiều ngày 21.8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp Trạm Khuyến nông thị xã An Nhơn và phường Nhơn Thành tổ chức tổng kết mô hình khuyến nông “Khôi phục chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt năm 2017”.

Ảnh minh họa. 

Mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí. Mục tiêu là hỗ trợ người chăn nuôi tái sản xuất sau đợt lũ lụt, phát tiển chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học, trên nền đệm lót sinh học, thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8.2017). Thực hiện việc chăn nuôi là 10 hộ gia đình ở ở khu vực Châu Thành, Phú Thành và Nhơn Thuận phường Nhơn Thành. Quy mô 4.000 con gà, mỗi hộ chăn nuôi 400 con trên diện tích chuồng nuôi là 40 m2/chuồng chăn nuôi. Giống gà ta chọn lọc 01 ngày tuổi do Công Ty Minh Dư cung cấp.

Các hộ gia đình được tập huấn kỹ thuật, thực hiện sát trùng chuồng trại, máng ăn, lồng úm trước khi chăn nuôi. Trộn hỗn hợp chế phẩm Men Balasa N01, bột bắp, vỏ trấu và 1,2 lít nước sau đó ủ nguyên liệu rồi trải trên nền chuồng dày từ 5 đến 7 cm. Sau 3 tháng nuôi, kết hợp chăm sóc, tiêm phòng vắc xin…số gà sống là 3.694 con, đạt tỷ lệ 92,35 %, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,08kg thức ăn/kg tăng trọng, trọng lượng gà bình quân 1,63 kg/ con

Theo đánh giá tại hội nghị, mô hình mang lại nhiều lợi ích là đã hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại sau lũ lụt về con giống, các tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tái sản xuất, khôi phục chăn nuôi sau lũ lụt. Mô hình có ưu điểm hạn chế tối đa mùi hôi, hạn chế ruồi muỗi, giảm ô nhiễm môi trường, giảm công dọn chuồng công chăm sóc hằng ngày so với trước kia không có đệm lót sinh học. Nếu nuôi vào mùa Đông gà được làm ấm nhờ nhiệt phát sinh từ đệm lót sinh học, giúp gà tăng trọng, giảm dịch bệnh.

Những người tham gia mô hình đề nghị Nhà nước tạo điều kiện người dân vay vốn phát triển, mở rộng sản xuất, áp dụng kỹ thuật này vào trong chăn nuôi, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời có giải pháp giúp người chăn nuôi trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm./.

 

Mai Văn Minh 


Tin nổi bật Tin nổi bật