Chú trọng giải quyết chế độ, chính sách cho người có công
Tây Sơn là địa phương có căn cứ cách mạng chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của tỉnh nên có nhiều người có công. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 2.719 gia đình chính sách, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng; 1.800 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, chi trả trợ cấp hàng tháng hơn 2,7 tỷ đồng.
Trong hơn 10 năm, các cơ quan, đơn vị đã tham mưu Ban Chỉ đạo 24 của huyện cơ bản hoàn thành việc giải quyết chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đã xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp cho 3.803 đối tượng. Trong đó, trợ cấp một lần cho 3.802 người (Quyế định số 290/QĐ-TTg: 2.079 người; Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg: 6 người; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg: 101 người; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg: 18 người; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg: 976 người; Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg: 627 người) với tổng số tiền hơn 9.328.920.000 đồng, trợ cấp hàng tháng cho 01 người (Quân đội giải quyết 3.403 người; Ủy ban nhân dân giải quyết 400 người).
Trên địa bàn huyện, các đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần đều được thực hiện mua và cấp đầy đủ BHYT theo quy định. Thực hiện mua và cấp thẻ BHYT cho 1.505 người với tổng số hơn 2 tỷ đồng. Phối hợp với các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện giải quyết chế độ mai táng phí kịp thời, đúng theo quy định cho các đối tượng khi từ trần. Số đối tượng hưởng chế độ trợ cấp một lần khi qua đời được hỗ trợ mai táng phí là 130 trường hợp với tổng kinh phí là 1.741.700.000 đồng.
Bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan, đơn vị; sự đồng thuận của nhân dân, của đối tượng chính sách và cả hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế độ, chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc xác định đối tượng, điều kiện, thời gian hưởng chế độ, do chế độ, chính sách liên quan đến nhiều nhóm đối tượng, chiến tranh đã kết thúc nhiều năm, địa bàn rộng, nhiều người không còn lưu giữ được giấy tờ, thay đổi nơi cư trú; lực lượng làm công tác chính sách thay đổi thường xuyên...
Ông Lâm Văn Lành - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Để tiếp tục thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời gian đến phòng sẽ nêu cao tinh thần, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện phù hợp; trong đó nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, định hướng và ý kiến chỉ đạo để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền truyền phổ biến các nội dung chế độ chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; 188/2007/QĐ-TTg; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg; Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nêu cao vai trò của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 24 của huyện, chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị, nhất là Ban Chỉ huy quân sự huyện, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn và trong từng giai đoạn thực hiện chính sách. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan chức năng; xây dựng tinh thần làm việc tận tuỵ, chu đáo, phát huy dân chủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc xác nhận, sao lục hồ sơ hoặc các giấy tờ liên quan làm căn cứ giải quyết chế độ, chính sách bảo đảm chặt chẽ, chính xác, đúng quy định; Tiếp tục kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo 24 cấp huyện; Tích cực, chủ động bám sát, hướng dẫn cơ sở phát hiện đúng đối tượng, kê khai, lập hồ sơ chính xác ngay từ đầu; Thực hiện nghiêm túc quy trình và các quy định về thủ tục hành chính, không tự ý quy định thêm giấy tờ trong hồ sơ; Tổ chức xét duyệt chặt chẽ, dân chủ, công khai; Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát; chú trọng phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách. Phối hợp chặt chẽ, chủ động nắm vững tình hình, phát hiện đúng và đề xuất giải quyết những vướng mắc phát sinh theo đúng phương châm: vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm giải quyết, những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, báo cáo cấp trên, các cấp không để đơn thư vượt cấp; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu, người chỉ huy trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện.