|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023

Ngày 20/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND về Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023

- Chính sách cấp không thu tiền muối i-ốt
Cấp không thu tiền muối i-ốt cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở địa bàn thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát; định mức 06kg/người/năm.
- Chính sách hỗ trợ học sinh đi học
Đối tượng hỗ trợ là học sinh người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường mẫu giáo, mầm non và phổ thông các cấp thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.
Mức hỗ trợ: Học sinh mẫu giáo, mầm non được hỗ trợ 160.000 đồng/học sinh/tháng (trừ đối tượng đã được thụ hưởng theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và các quy định sửa đổi bổ sung khác).
Học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc nội trú (trừ đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn) không được hưởng chính sách nội trú hoặc bán trú thì được hưởng hỗ trợ mỗi tháng bằng 30% mức lương cơ sở.
Hỗ trợ thêm tiền ăn cho học sinh đang học bán trú tại các trường phổ thông, dân tộc bán trú, nội trú trên địa bàn tỉnh Bình Định: 240.000 đồng/học sinh/tháng.
Học sinh đang học tại các trường phổ thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (trừ đối tượng đã được hưởng theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn) được hỗ trợ mỗi tháng bằng 20% mức lương cơ sở.
Các mức hỗ trợ tại điểm b khoản 2 Điều này được hưởng theo thời gian học thực tế tối đa 9 tháng/năm học. Nếu học sinh bỏ học thì không tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại điểm b Khoản 2 điều này.
-Trợ giá sử dụng giống lúa lai
Định mức lượng giống lúa lai cho 01 ha gieo trồng: 45 kg/ha; Loại giống trợ giá: Các giống lúa lai có trong cơ cấu giống của tỉnh.
Mức trợ giá, đối tượng hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% và ngân sách huyện, xã hỗ trợ 50% giá giống lúa lai cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở địa bàn thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát; hỗ trợ không quá 02 vụ/năm (vụ Đông Xuân và Hè Thu).
Điều kiện hỗ trợ: Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch sản xuất lúa lai trên diện tích đảm bảo nguồn nước tưới theo kế hoạch sản xuất hàng năm của địa phương; sử dụng kinh phí của địa phương để hỗ trợ thêm về phân bón, tập huấn kỹ thuật nhằm đảm bảo nâng cao năng suất và hiệu quả trong việc sử dụng giống lúa lai.
-Chính sách hỗ trợ người có uy tín
Đối tượng hỗ trợ là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định (theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số). Người có uy tín thuộc đối tượng thụ hưởng nhiều mức hỗ trợ thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
b) Mức hỗ trợ
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng để tham gia công tác vận động, tuyên truyền tại cơ sở.
-Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế
Đối tượng hỗ trợ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định; Mức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế (70% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại do ngân sách Trung ương hỗ trợ).
 


Tác giả: Hoàng Nam Quốc
Nguồn:anlao.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật