A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ giới hóa trong sản xuất mía: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

(binhdinh.gov.vn) - Mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong thâm canh trồng mía trên địa bàn tỉnh Bình Định tại các xã Tây Thuận, Tây Giang (huyện Tây Sơn), xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) và xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn) đã góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho người trồng mía.

Giống mía K95-84 được trồng trong mô hình bước đầu phát huy hiệu quả.

Vụ trồng mía 2016-2017, nhà máy đường An Khê đã phối hợp với ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định thực hiện mô hình Cánh đồng lớn ứng dụng cơ giới hóa trong thâm canh trồng mía, với tổng diện tích gần 50 ha và có 69 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình. Tại mô hình này, người trồng mía được Doanh nghiệp hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa, hỗ trợ máy cải tạo đồng ruộng, máy cày làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch bằng máy liên hợp.

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong thâm canh trồng mía đã giảm chi phí làm đất 2 triệu đồng/ha, chi phí chăm sóc giảm 4 triệu đồng/ha so với cách làm truyền thống; sử dụng máy liên hợp khi thu hoạch mía sẽ giúp nông dân giảm 5,5 triệu đồng/ha chi phí xén gốc và băm tủ rác lên các luống  gốc mía. Theo ước tính kết quả thực hiện mô hình áp dụng quy trình cơ giới hóa các khâu từ trồng, chăm sóc và thu hoạch mía với chu kỳ khai thác 1 vụ mía tơ và 3 vụ gốc, năng suất bình quân ước đạt 100 tấn/ha/vụ; sau khi trừ chi phí sản suất người trồng mía thu lãi hơn 47 triệu đồng/ha/năm cao hơn 30 triệu đồng/ha/năm so với canh tác mía thủ công./.


Tin, ảnh: Đinh Văn Toại

 


Tin nổi bật Tin nổi bật