Phù Cát: Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Cán bộ y tế phun hóa chất diệt muỗi ở những vùng có nhiều người mắc bệnh SXH.
Trước tình hình đó, Trung tâm y tế huyện phối hợp với trạm y tế các xã, thị trấn đã tổ chức 49 đợt xử lý ổ dịch, đến nay, 21 ổ dịch đã kết thúc và hiện đang tập trung xử lý 2 ổ dịch đang phát trở lại lần hai ở thôn Tân Thanh – xã Cát Hải và thôn Phú Gia – xã Cát Tường; đồng thời tổ chức các chiến dịch ra quân diệt bọ gậy tại các xã có chỉ điểm ca bệnh và vùng nguy cơ cao như: Cát Trinh, Cát Minh, Cát Sơn, Cát Hanh, Cát Khánh; giám sát và phản hồi ca bệnh hàng ngày về trạm y tế xã – thị trấn; tổ chức tập huấn về điều trị và giám sát dịch bệnh cho đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở…
Bên cạnh đó, các cơ quan, hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong huyện cũng đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, hội đoàn viên và nhân dân về nguyên nhân, cách nhận biết và phòng trừ bệnh SXH; đoàn thanh niên tổ chức các đợt ra quân “Ngày chủ nhật xanh” dọn vệ sinh môi trường gắn với phong trào “Tuổi trẻ Phù Cát chung sức xây dựng nông thôn mới”, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm không để nước tù, nước đọng làm nơi sinh sản của lăng quăng, bọ gậy...
Hiện nay, tình hình dịch bệnh SXH vẫn đang diễn biến phức tạp và vẫn còn có nguy cơ tăng cao do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế trong việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và thiếu ý thức chủ động phòng chống bệnh, để đến khi nhiễm bệnh và bệnh diễn biến nặng mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Ông Nguyễn Huỳnh Huyện – Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết: “Huyện đã triển khai một số biện pháp cấp bách phòng chống bệnh SXH trên địa bàn huyện. Theo đó, huyện củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống bệnh SXH từ huyện đến các xã – thị trấn; Chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành chức năng, các hội – đoàn thể và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền như qua hệ thống đài truyền thanh, lồng ghép vào các cuộc họp ở khu dân cư… nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc phòng chống bệnh SXH; Tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ nhất là các cơ sở thu mua phế liệu, lớp xe cũ, chăn nuôi tập trung… ký cam kết giữ gì vệ sinh môi trường; trích kinh phí dự phòng của các xã – thị trấn để phục vụ kịp thời cho việc phòng chống dịch./.
Trường Giang