A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị xã An Nhơn: Triển khai công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng năm 2012

Thị xã An Nhơn có 5/15 xã, phường có rừng và đất lâm nghiệp với diện tích hơn 6.479 ha, chiếm 26,7% diện tích đất tự nhiên; trong đó, diện tích đất có rừng hơn 5.335 ha (diện tích rừng tự nhiên trên 2.051 ha, diện tich rừng trồng hơn 3.284 ha), độ che phủ rừng toàn thị xã đến nay đạt 18,2%.

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân nên công tác bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được phát huy.

Theo Hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn, vài năm trở lại đây nạn cháy rừng trồng thường xảy ra ở mùa khô, năm 2009 xảy ra vụ cháy rừng trồng trên diện tích 1,65 ha tại tiểu khu 302 ở phường Nhơn Hòa; năm 2011, xảy ra cháy rừng trồng trên diện tích 4,3 ha, tại tiểu khu 311 của xã Nhơn Thọ. Nhờ phát hiện sớm, địa phương đã kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, chủ động dập tắc nên hạn chế được thiệt hại. Năm 2012, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng tăng cao. Ngày 12.4, Ban Chỉ huy BVR và PCCR thị xã An Nhơn đã triển khai nhiệm vụ cấp bách bảo vệ và PCCCR năm 2012, củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ huy BVR và PCCCR, gồm: lực lượng Kiểm lâm, Công an, Huyện đội, Lữ đoàn pháo phòng không 573… phân công cụ thể từng thành viên hoạt động theo qui chế và phương án PCCCR giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh, Kiểm lâm địa bàn cũng tham mưu, đề xuất UBND xã, phường có rừng kiện toàn lại Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách BVR và PCCCR, các đội xung kích chữa cháy rừng và đội kiểm tra liên ngành của xã, phường. Đến nay, đã kiện toàn xong 4 BCH cấp xã, phường; 5 đội xung kích chữa cháy rừng, 1 đội kiểm tra liên ngành. Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch BVR và PCCCR đến các xã Nhơn Tân, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc và phường Nhơn Hòa; thường xuyên truyên truyền trên đài truyền thanh thị xã và cơ sở các văn bản pháp luật về bảo vệ phát triển rừng; tổ chức được 17 đợt tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chỉ thị số 15 của UBND tỉnh, chỉ thị số 04 của UBND thị xã, về tăng cường các biện pháp cấp bách trong BVR, PCCCR, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, có trên 2.768 lượt người tham dự, tổ chức 188 hộ và 1.000 học sinh địa bàn có rừng ký cam kết BVR…

Theo ông Lê Minh Toán, Phó chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, nhận thức công tác BVR và PCCCR đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi có rừng thời gian qua đã được nâng lên. Năm rồi không có xảy ra tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm, Công an, Quân đội đóng quân trên địa bàn và các xã, phường BVR và PCCCR năm qua đạt kết quả cao cần tiếp tục phát huy. Để BVR và PCCCR năm nay hiệu quả hơn, nên lấy phòng là chính, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phố hợp với chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR, đặc biệt nơi có nguy cơ cháy rừng cao; kiểm tra chặc chẽ việc phát, đốt thực bì đối với rừng đã thu hoạch; chuẩn bị đủ vật tư, trang thiết bị và hậu cần  thường trực tại chỗ để sẵn sàng phối hợp với các lực lượng ứng phó kịp thời trong trường hợp xảy ra cháy rừng. Những địa phương để xảy ra cháy rừng phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND thị xã.

Rừng bạch đàn phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn.

Tháng 2.2012, UBND thị xã An Nhơn đã ban hành Kế hoạch PCCCR năm 2012,  trên cơ sở đó các ban, ngành, địa phương triển khai làm tốt công tác BVR, PCCCR, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản và động vật hoang dã trên địa bàn thị xã một cách hiệu quả. Hạt Kiểm lâm xây dựng mạng lưới thông tin dự báo cấp cháy rừng, duy trì lực lượng trực 24/24 giờ. Xác định vùng trọng điểm dễ cháy trên diện tích rừng trồng, tuần tra phát hiện điểm cháy báo động kịp thời và huy động lực lượng, phương tiện dập tắc ngay.

Với phương châm “phòng là chính”, với các giải pháp khả thi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, công tác BVR và PCCCR ở thị xã An Nhơn đang hướng tới xã hội hóa, người dân hiểu được lợi ích của rừng nên thật sự làm chủ, còn cán bộ Kiểm lâm chỉ là người gác rừng, cùng chủ rừng và nhân dân tham gia giữ rừng, để cho những cánh rừng luôn bình yên, xanh tốt, là lá phổi xanh phục vụ cuộc sống con người./.


Tin nổi bật Tin nổi bật