|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ động cung cấp thông tin phòng chống dịch cho truyền thông nhanh chóng, kịp thời, dễ nhớ và dễ hiểu

(binhdinh.gov.vn)-Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phòng chống dịch sởi vào sáng 23/2, do Bộ Y tế, Bộ NNPTNT tổ chức. Tại điểm cầu Bình Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng chủ trì cùng với sự tham dự của các sở ban ngành liên quan.

Điểm cầu Bình Định.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 cần được cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiến hành kịp thời, đồng bộ; sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế, Nông nghiệp, Công Thương, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội; Bộ Y tế, Bộ NNPTNT tận dụng kinh nghiệm trong việc xử lý dịch bệnh từ hồi dịch cúm A/H5N1, dịch SARS thành tiêu chí để xử lý dịch cúm;…

Báo cáo của Bộ Y tế và Bộ NNPTNT cho biết diễn biến dịch cúm gia cầm trên thế giới tiếp tục phức tạp với nhiều chủng virus cúm A khác nhau được ghi nhận như: H5N1, H7N9, H5N2, H5N8, H10N8… Trong đó diễn biến phức tạp nhất là dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc với đợt bùng phát dịch thứ hai. Theo nhận định của Bộ Y tế, mặc dù Việt Nam chưa có trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên gia cầm cũng như trên người, nhưng nguy cơ virus cúm A/H7N9 vào Việt Nam là rất lớn trong điều kiện người dân giao lưu thương mại, du lịch rất lớn; tình hình nhập lậu gia cầm diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Vì vậy, ngành Y tế và Nông nghiệp đang tập trung mở rộng diện giám sát virus cúm A/H7N9 trên cả người lẫn gia cầm tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại khu vực biên giới. Từ đầu năm 2014 đến 20/2/2014, có 208 trường hợp mắc mới, 20 ca tử vong, số ca mắc bệnh hiện có chiều hướng tăng nhanh.

Đại diện các Trung tâm Y tế thế giới tại Việt nam cho biết Việt Nam bị lây nhiễm cúm chủ yếu là từ Trung Quốc và nguy cơ lây nhiễm cúm A/H7N9 hiện đang ở mức trung bình.

Tại Bình Định, từ đầu năm đến nay, tình hình cúm gia cầm tiếp tục được khống chế. Tuy có xảy ra vài ổ dịch, gây chết gia cầm, nhưng Chi cục Thú y đã nhanh chóng kiểm tra, xác minh và xác định nguyên nhân bệnh là do gia cầm mắc các loại bệnh E.coli, newcasstle (gà), dịch tả vịt, chưa có dấu hiệu cúm gia cầm. Tuy nhiên, tình hình mua bán và vận chuyên gia cầm vẫn đang xảy ra ở một số tỉnh lân cajn nên nguy cơ xảy ra dịch là rất cao.

Bên cạnh công tác phòng chống cúm ở người, trong công tác phòng chống bệnh sởi, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung thực hiện công tác tiêm chủng với mức độ cao nhất. Đây là việc đặt ra nghiêm túc cho ngành Y tế và cả hệ thống chính trị. Không chỉ Bộ Y tế có hướng dẫn sâu về kỹ thuật mà tại các địa phương phải hướng dẫn rất cụ thể, ràng buộc trách nhiệm cho từng cấp, từng người. Đồng thời, rút kinh nghiệm về quy trình tiêm vaccine, xử trí tình huống khẩn cấp, chủ động cung cấp thông tin, truyền thông minh bạch, rõ ràng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc thành lập các đội tiêm phòng lưu động cần phải có các đội cấp cứu đi kèm để xử trí kịp thời các sự cố sau tiêm chủng, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc dẫn đến mất lòng tin. Dịch sởi ở tương lai có xảy ra hay không là phụ thuộc vào việc tiêm vaccine phòng chống bây giờ./.

Lê Kim Yến

 


Tin nổi bật Tin nổi bật