A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản

(binhdinh.gov.vn)-Sáng 6/9 , UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phat triển thủy sản.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25.8 với nhiều chính sách ưu đãi là “cú hích” quan trọng để phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ngư dân sẽ được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá với thời hạn vay kéo dài 11 năm và chỉ phải trả lãi suất vốn vay từ 1 - 3%/năm. Ngoài ra, ngư dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất 90 - 400CV, 90% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất từ 400CV trở lên .

Tại hội nghị , UBND tỉnh Bình Định đã công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác thực hiện Nghị định 67 tại tỉnh Bình Định. Ban chỉ đạo và tổ công tác có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện  chính sách ,đảm bảo đúng đối tượng theo quy định. Trước mắt, Ban chỉ đạo và tổ công tác có trách nhiệm giới thiệu 21 mẫu tàu cá cho ngư dân 5 huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Đồng thời thành lập, củng cố 318 tổ đội liên kết sản xuất trên biển và HTX khai thác xa bờ. Theo kế hoạch tỉnh Bình Định được phân bổ 280 tàu khai thác và 25 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, thực hiện trong 3 năm 2014-2016. Tỉnh đã phẩn bổ cho thành phố Quy Nhơn đóng mới 60 tàu khai thác và 5 tàu dịch vụ; Tuy Phước 5 tàu khai thác; Phù Cát 57 tàu khai thác, 3 tàu dịch vụ; Phù Mỹ 61 tàu khai thác, 4 tàu dịch vụ; Hoài Nhơn 97 tàu khai thác, 13 tàu dịch vụ .

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc khẳng định: Nghị định 67của Chính phủ là cơ hội tốt để Ngư dân Bình Định hiện đại hóa nghề cá, tăng số lượng tàu khai thác xa bờ, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong mỗi chuyến biển của ngư dân. Bên cạnh đó sự hiện diện thường xuyên trên biển của bà con ngư dân còn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên biển đông . Chính vì vậy khi triển khai Nghị định phải hết sức thận trọng, không để thất thoát nguồn vốn nhà nước như dự án vay đóng tàu đánh bắt xa bờ trước đây. Điều quan trọng là phải chọn đúng đối tượng cho vay. Trên cơ sở đó tỉnh có trách nhiệm xác định cơ sở , đơn vị đóng tàu uy tín để giới thiệu cho ngư dân. Các cơ sở , đơn vị đóng tàu có trách nhiệm giới thiệu mẫu tàu cho ngư dân lựa chọn phù hợp với nghề đánh bắt . Vấn đề quan trọng nữa khi triển khai thực hiện Nghị định 67 là phải chọn lựa và qua thí điểm , không làm tràn lan. Trước mặt ưu tiên cho các ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Đồng thời triển khai thêm các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng để giúp ngư dân làm chủ ngư trường và quản lý tốt hơn tàu cá đồng thời quy hoạch xây dựng  đồng bộ hậu cần nghề cá, kiện toàn các khu neo đậu, xây dựng cảng cá, đảm bảo đầu ra ổn định cho hải sản khai thác được nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị định 67 của Chính phủ./.

Tin, ảnh: L.B


Tin nổi bật Tin nổi bật