|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện nghiêm phương châm “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá” gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023

(binhdinh.gov.vn) - Đó là nội dung UBND tỉnh đánh giá về tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023 tại Báo cáo số 99/BC-UBND ngày 20/6/2023.

Đến ngày 14/6/2023, các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành 14/27 nhiệm vụ đề ra, các quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh ban hành làm cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo tiến độ đảm bảo mục tiêu chung đề ra. Một số kết quả đáng chú ý như sau:

* Về công tác chỉ đạo, điều hành: Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 09 của Tỉnh ủy về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2020 – 2025” đã tổ chức phiên họp thứ ba đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2023; ban hành Quyết định kiện toàn và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh. UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính, công bố Quyết định phê duyệt kết quả các Chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, DDCI năm 2022 đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức Hội nghị thảo luận các giải pháp và ban hành Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX năm 2023 của tỉnh sau khi các cơ quan Trung ương công bố kết quả các Chỉ số năm 2022.

Trong 06 tháng đầu năm, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 65 văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã ban hành 232 văn bản, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 233 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách hành chính trên từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của các cơ quan chuyên môn đã đề ra 477 nhiệm vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đề ra 334 nhiệm vụ và phân công rõ thời gian, trách nhiệm triển khai cho từng đơn vị để tổ chức thực hiện. Tính đến ngày 15/6/2023, các cơ quan chuyên môn đã hoàn thành 276 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 57.86% so với kế hoạch; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành 173 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 51.79% so với kế hoạch đề ra. Một số sở, ngành, địa phương tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính có kết quả, đạt tỷ lệ hoàn thành nhệm vụ cao so với kế hoạch ngày trong 6 tháng đầu năm như: Ban Dân tộc 100%, Sở Giao thông vận tải 92%, Văn phòng UBND tỉnh 66.67%, Sở Tài chính 66.67%, huyện Vĩnh Thạnh 68%...

* Về cải cách thể chế: toàn tỉnh đã ban hành 94 VBQPPL của HĐND, UBND cơ bản đảm bảo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân. Đồng thời, công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa VBQPPL được triển khai đồng bộ, hiệu quả ở các ngành, các cấp.

* Về cải cách TTHC: trong 6 tháng đầu năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã thông qua phương án đơn giản hóa 18 TTHC, số tiền tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa đạt hơn 8 tỷ đồng/năm, tỷ lệ chi phí tiết kiệm được từ 3,89% đến 54%; phê duyệt tái cấu trúc quy trình giải quyết TTHC, cắt giảm khâu trung gian không cần thiết đối với 13 TTHC thuộc phạm vi quản lý của các Sở: Nội vụ (01 TTHC), Du lịch (06 TTHC), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (05 TTHC), Tư pháp (01 TTHC).

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ TTHC trễ hẹn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; trong đó có giải pháp định kỳ hằng tháng công khai danh sách tổ chức, cá nhân giải quyết chậm/muộn hồ sơ thủ tục hành chính kể từ tháng 4/2022. Đến nay, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn của toàn tỉnh đạt 99,90% tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 14/6/2023, toàn tỉnh đã tiếp nhận 252.642 hồ sơ, giải quyết và trả kết quả hồ sơ (trong đó, 244.899 hồ sơ trả trước và đúng hạn là 116.493, trễ hạn là 241 hồ sơ), đang giải quyết 7.498 hồ sơ.

Đáng chú ý, UBND tỉnh ban hành Đề án “Thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh” và phê duyệt tạm thời mức chi nhân công để lập dự toán đấu thầu thuê doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

* Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: UBND tỉnh ban hành mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 05 cơ quan, đơn vị; đến nay đã có 19/20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Thanh tra tỉnh chưa ban hành vì chờ hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ) và 01 tổ chức hành chính khác (Ban quản lý khu kinh tế) ban hành mới quy định chức năng nhiệm vụ; phê duyệt chính sách tinh giản biên chế năm 2023 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP đối với 36 cán bộ, công chức, viên chức với tổng số kinh phí là 5.998.444.000 đồng/. Đến nay, tỉnh đã thực hiện tinh giản 268 biên chế công chức so với biên chế được giao năm 2015 (2.455 biên chế), tỷ lệ 10,92%; giảm 4.090 người so với số được giao năm 2015 (30.028 người làm việc), tỷ lệ 13,62%.

Kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào làm công chức năm 2023 đối với 16 viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý đối với 02 viên chức; các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện tuyển dụng đối với 456 viên chức (trong đó có 449 viên chức theo chỉ tiêu được phê duyệt năm 2022). Toàn tỉnh đã thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với 25.926 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 7.948 người, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 17.380 người; hoàn thành nhiệm vụ: 514; không hoàn thành nhiệm vụ: 84 người.

* Về cải cách chế độ công vụ: xây dựng nội dung, đội ngũ báo cáo viên thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực hiện chính quyền điện tử, chính quyền số giai đoạn 2023 - 2025. Kết quả, đã tổ chức 24 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong 03 đợt (mỗi đợt có 08 lớp) cho 1.702/1.737 cán bộ, công chức cấp xã (đạt 97,98% trong tổng số cán bộ, công chức được triệu tập).

Đến nay đã có 39/39 cơ quan, đơn vị, địa phương (28/28 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; 11/11 UBND cấp huyện) ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, với 258 vị trí công tác trong năm 2023. Tính đến ngày 14/6/2023, đã có 116 cán bộ, công chức, viên chức, 16 cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chuyển đổi vị trí công tác. Đến tháng 5/2023, Bình Định đã hoàn thành xong cập nhật cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức các cấp (bao gồm hợp đồng lao động) đối với là 31.606 người, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó: cán bộ, công chức: 2.046 người; viên chức: 26.058 người; cán bộ, công chức cấp xã: 3.079 người; lao động hợp đồng: 423 người.

* Về cải cách tài chính công: đã thẩm tra Phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao để trình UBND tỉnh giao cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tính đến ngày 20/6/2323, có tổng cộng 110/134 đơn vị khối tỉnh được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

* Về xây dựng và phát triển chính quyền điện tử: UBND tỉnh đã ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Chỉ thị phát động phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025; Quyết định ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Định. Các sở, ngành, địa phương đã kịp thời các kế hoạch của tỉnh, cơ bản đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt kết quả khả quan.

Triển khai xây dựng phần mềm chuyển đổi số về ứng phó thiên tai đối với 4 kịch bản bão và 3 kịch bản lũ theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hệ thống Đài truyền thanh thông minh tại 03 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đồng thời, triển khai xây dựng CSDL chuyên ngành và Kho dữ liệu dùng chung tại Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 10/3/2023 của UBND tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến ban hành kèm theo Quyết định số 5299/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh (gọi tắt là Đề án 5299), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2023. Qua theo dõi, số lượng tài khoản sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia được người dân trên địa bàn tỉnh tạo lập kể từ ngày 01/5/2022 đến nay là 86.900 tài khoản, tăng 2.356% so với giai đoạn kể từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/4/2022 (giai đoạn chưa thực hiện “Đề án 5299”) là 3.538 tài khoản; số lượng hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến kể từ ngày 01/5/2022 đến nay là 179.930 hồ sơ, tăng 1.184% so với giai đoạn kể từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/4/2022 là 14.013 hồ sơ./.


Tác giả: Dũng Linh

Tin nổi bật Tin nổi bật