Kế hoạch Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa
Mục tiêu kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng và các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh.
Cụ thể : Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; Ngăn chặn sự xâm nhập của các chủng vi rút mới từ bên ngoài vào và lây lan rộng trên địa bàn tỉnh; góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh cúm gia cầm ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7); Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm; Xây dựng và duy trì các cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm, xây dựng chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu gia cầm, sản phẩm của gia cầm.
Nhiệm vụ của Kế hoạch là xác định vùng nguy cơ (cấp huyện) để có cơ sở xây dựng các biện pháp và bố trí các nguồn lực tổ chức các hoạt động kiểm soát, phòng chống bệnh cúm gia cầm hiệu quả, phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế tại địa phương. Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng; xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp cho công tác phòng dịch bệnh cúm gia cầm. Xử lý ổ dịch cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật có liên quan. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh cúm gia cầm. Tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Tập trung và đẩy mạnh công tác xây dựng và duy trì các cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm, xây dựng chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.
Bên cạnh đó, Kế hoạch bao gồm các nội dung chính: Xác định vùng nguy cơ để có cơ sở kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm gia cầm; Giám sát dịch bệnh; Xử lý ổ dịch; Tiêm vắc xin phòng bệnh; Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; Kiểm soát giết mổ gia cầm; Quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sống và Kiểm soát ấp nở gia cầm; Vệ sinh tiêu độc khử trùng; Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm; Công tác tuyên truyền, tập huấn.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
TL