Triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đôi với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp; Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cân được ưu tiên và tập trung chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; Đảm bảo hoàn thành Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để Thường trực HĐND, UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp, Chính phủ đúng tiến độ, chất lượng, ngày 23 thánh 01 năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định số 199/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo đó, hình thức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải toàn văn trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh (địa chỉ: binhdinh.gov.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan, tố chức, cá nhân đóng góp ý kiến; góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hộp thư điện tử Sở Tư pháp-Cơ quan thường trực của Tổ giúp việc (địa chỉ: sotuphap@stp.binhdinh.gov.vn); thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm do Thường trực HĐND và UBND tỉnh tổ chức; thông qua Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh; góp ý bằng thư gửi cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (địa chỉ: 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội) và các hình thức phù hợp khác.
Trong đó, đối tượng lấy ý kiến gồm các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp và các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia đang sống và làm việc trên địa bàn tỉnh; các tầng lớp nhân dân, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Giao Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Thường trực HĐND và UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 1992; Sở Thông tin và Truyền thông: Mở Chuyên mục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh; Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định mở các Chuyên trang, Chuyên mục tuyên truyền.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thực hiện các hoạt động lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo nội dung Quyết định số 01/QĐ-HĐND ngày 21/01/2013 của HĐND tỉnh ban hành Kê hoạch tổ chức lây ý kiên nhân dân vê Dự thảo sửa đôi Hiên pháp năm 1992 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu gặp khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; các cơ quan,tổ chức có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Tổ giúp việc, để giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quvền./.
Lê Kim Yến