Tăng cường cảnh giác phát hiện sớm dịch bệnh bạch hầu
Trẻ em là đối tượng hay mắc bệnh bạch hầu (Ảnh minh họa).
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện việc tổ chức phổ biến tập huấn phác đồ chẩn đoán điều trị cho bác sỹ và điều dưỡng tham gia công tác khám, điều trị bệnh tại các khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm…; Chuẩn bị nhân lực, khu vực khám cấp cứu điều trị, các phương tiện, trang thiết bị, thuốc dịch truyền bảo đảm sẵn sàng tiếp đón, đáp ứng đầy đủ cho điều trị người bệnh; Giám sát và phối hợp chặt chẽ với y tế dự phòng phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh bạch hầu tại bệnh viện để kịp thời cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị báo cáo nhanh ca bệnh về Sở Y tế và nghiêm túc thực hiện công tác thông tin, báo cáo ca bệnh dịch theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Được biết, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong./.
T.T.T