|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển đổi số từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp

Trong năm 2024, hoạt động Chuyển đổi số trên địa huyện Phù Cát đã được các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức về Chuyển đổi số của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp được nâng cao.

Nhằm  khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTT dùng  chung được chia sẻ trên nền tảng chia sẻ, tích hợp của tỉnh. Kết nối các hệ thống thông tin, tạo lập môi trường mạng, chia sẻ thông tin  rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà  nước nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến một phần, toàn trình, đáp ứng nhu  cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Giảm số lần trong một năm người dân phải đến cơ quan nhà nước thực  hiện các thủ tục hành chính, năm 2024 huyện chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số trên các lĩnh vực.

Mục tiêu tổng quát của huyện là:  Chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân,  doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa  trên công nghệ số; sử dụng triệt để chữ ký số và giải quyết công việc trên môi trường mạng; đồng thời phát triển nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống báo cáo của Trung ương, của tỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện; triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện; Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, các cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; xây dựng Chính quyền số hoạt động hiệu quả, gắn với phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số, cải cách hành chính.

Mục tiêu cụ thể: 100% các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức  chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn huyện được kết nối liên thông giữa các cơ  quan qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để trao đổi  văn bản điện tử; 100% lãnh dạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, chính  quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn  huyện chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử;  100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường  điện tử (trừ văn bản mật).  Phấn đấu ít nhất có 70% số cuộc họp được thực hiện qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến. Triển khai hệ thống phòng họp không giấy. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên  ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu Quốc gia; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, đảm bảo khai báo một lần, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển  kinh tế - xã hội.  Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ của cơ quan nhà nước đạt từ 90% trở lên. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. Hoàn thành mục tiêu Chuyển đổi số cấp xã đối với 04 đơn vị là: xã Cát Hanh, Cát Minh, Cát Hưng, Thị trấn Cát Tiến; tiếp tục thực hiện chuyển đổi số thị trấn Ngô Mây và tăng cường chuyển đổi số xã Cát Khánh.

Về  phát triển kinh tế số: Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua các  kênh thanh toán, sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 70%; Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số đạt 100% trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế;100% doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất, kinh doanh  được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; 100% các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của địa phương, sản phẩm OCOP được quảng bá, giới thiệu trên mạng Intenet, sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.

Về phát triển xã hội số: Người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng đạt 70%; Người dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%. Người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên 100%. Hộ gia đình thanh toán tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 70%; Tỷ lệ dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân phấn đấu đạt 30%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 40%.

Theo Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện Phù Cát: “ Để đạt mục tiêu chuyển đổi số năm 2024, huyện tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ chuyển đổi số; nâng cao nhận thức của CBCCVC trong việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác quản lý. Tiếp tục thực hiện liên kết với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu chuyển đổi số tại huyện. Đồng thời, cung cấp dịch vụ công thông qua hệ thống bưu chính công ích; tăng cường tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số và tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; giúp người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến”./.


Tác giả: THẾ HÀ
Nguồn:phucat.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật