|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Định: Cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động

(binhdinh.gov.vn) Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định, trong những năm gần đây, số lao động (LĐ) đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) có chiều hướng giảm mạnh.

Nhiều lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn đã được tham gia khóa đào tạo để giới thiệu cho các doanh nghiệp Hàn Quốc với mức thu nhập ổn định

Tính đến nay, 3 huyện nghèo của tỉnh Bình Định đã có 250 người đi xuất khẩu lao động, trong đó Vân Canh 40 người, Vĩnh Thạnh 72 người, An Lão 138 người. Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, số LĐ đi làm việc ở nước ngoài trong 3 năm qua đều có việc làm và thu nhập ổn định. Bình quân, mỗi LĐ gửi về cho gia đình 4-6 triệu đồng/người/tháng. Nhưng thời gian gần đây, số lượng lao động xuất khẩu đang giảm dần.

Cụ thể, năm 2010, số LĐ đã xuất cảnh ở 3 huyện nghèo là 154 người, năm 2011 giảm còn 97 người. Đến năm 2012 chỉ còn 22 người, điều đáng nói là trong năm 2013 không có số lượng tham gia XKLĐ, tương tự như vậy 9 tháng đầu năm nay chỉ có 32 người.

Giảm do nhiều trở ngại

Ông Huỳnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết, nhiều năm qua tình hình XKLĐ tỉnh ta còn khó khăn, công tác tuyên truyền của lãnh đạo tại một số địa phương còn chậm, tư vấn tạo nguồn chưa sâu rộng, tính liên tục còn hạn chế.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ lao động một số nước còn phức tạp, tại Hàn Quốc thị trường bị đóng băng (2012-2013) do tỷ lệ người lao động không về nước đúng thời hạn sau khi hết hợp đồng, ảnh hưởng đến công tác XKLĐ. Đối với thị trường Nhật Bản thì lại đòi hỏi chất lượng XKLĐ quá cao về trình độ, sức khỏe, chuyên môn nên lao động tỉnh nhà không đáp ứng đủ yêu cầu. Thị trường Malaysia, mức thu nhập thấp hơn một số thị trường khác, do vậy không hấp dẫn người lao động.

Mặt khác, số lượng đối tượng hộ nghèo đặc biệt dân tộc thiểu số thuộc Quyết Định số 71//2009/QĐ-TTg ngày càng giảm. Nhận thức của người lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có tâm lý không muốn xa gia đình, ý chí vươn lên làm giàu của người dân kém, còn ỷ lại vào Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, những hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề của người lao động cũng đang là lực cản đối với XKLĐ huyện nghèo tại Bình Định. Trong quá trình đăng ký đi XKLĐ, nhiều người vẫn chưa có chứng minh nhân dân, gây khó khăn trong việc làm lý lịch tư pháp, hộ chiếu. Điều đáng chú ý là một số doanh ngiệp được Nhà nước phân công hỗ trợ huyện nghèo chưa “mặn mà” trong việc tuyên truyền tư vấn về thị trường XKLĐ, nên chưa thu hút được người dân.

Nỗ lực đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động

Trước những khó khăn lớn về công tác XKLĐ như vậy, Sở LĐTB&XH Bình Định  xác định giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới phương pháp tư vấn nhằm nâng cao nhận thức, giúp người dân hiểu rõ, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về XKLĐ. Các cơ quan chuyên trách tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, cấp xã về nghiệp vụ quản lý Nhà nước trong công tác XKLĐ; tổ chức các buổi tư  vấn tại cộng đồng dân cư, chuyển tải nhiều thông tin về XKLĐ cho người dân; củng cố các đơn vị, doanh nghiệp làm nhiệm vụ tư vấn thị trường bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho LĐ khi đi XKLĐ.

Ông Huỳnh Ngọc Hải cho biết thêm, hiện nay thị trường lao động trên giới đã bắt đầu ấm trở lại, đặc biệt là Hàn Quốc đang mở của khai thông cho XKLĐ điều này tạo điều kiện cho số lao động đang tồn có cơ hội làm việc trở lại.

Nguyễn Thị Thanh


Tin nổi bật Tin nổi bật