A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháo gỡ khó khăn trong phát triển công nghiệp

Kết thúc năm 2013, tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Định đạt 8,56%. Đáng chú ý, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 26,9% năm 2012 lên 31,1% trong năm 2013.

Công nghiệp là điểm sáng của Bình Định (ảnh minh họa).

 

Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Theo ông Nguyễn Kim Phương- Giám đốc Sở Công Thương Bình Định, ngay từ đầu năm 2013, Sở đã phối hợp thực hiện nhiều giải pháp, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ… Do đó, kết thúc năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tỉnh Bình Định ước thực hiện 37.547 tỷ đồng, tăng 13,1%; kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 620 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của đạt 164 triệu USD và giảm 14,1% so với năm 2012.

Bình Định thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Khu kinh tế Nhơn Hội thu hút đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu quy mô 30 triệu tấn/năm, với vốn đầu tư 27 tỷ USD của Thái Lan; KCN Nhơn Hòa thu hút dự án lắp ráp và sửa chữa ô tô với vốn đầu tư 1 tỷ USD… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 168 dự án SXCN đăng ký đầu tư vào các KCN, trong đó có 122 DN đã đi vào hoạt động, 42 DN đang xây dựng và 4 DN chờ giải phóng mặt bằng.

Mở cơ chế, tạo bước đột phá

Năm 2014, tỉnh Bình Định phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 8,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 43.595 tỷ đồng, tăng 16%; tổng KNXK đạt 675 triệu USD, tăng 8,9%; KNNK đạt 180 triệu USD, tăng 9,8% so năm 2013.

Để đạt được mục tiêu trên, Bình Định kiến nghị tháo gỡ khó khăn, tồn tại. Trước hết, cần gia hạn thời hạn thực hiện Công văn số 7558 (có thời hạn hiệu lực đến 31/12/2013) về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với tổ chức tín dụng. Bộ Công Thương cần chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty sớm đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may tại Bình Định để phát triển tại tỉnh và các tỉnh khu vực Miền trung - Tây Nguyên.

Đặc biệt, đối với Quy chế quản lý cụm công nghiệp (CCN) ban hành kèm theo Quyết định số 105 có hiệu lực đến nay trên 3 năm nhưng chưa hề có văn bản hướng dẫn thành lập Trung tâm phát triển CCN nên ảnh hưởng đến việc xem xét thành lập CCN.

Một nghịch lý: Thực hiện theo Quyết định số 60 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi CCN có mức quy định hỗ trợ 5 tỷ đồng, nhưng năm 2013 Bình Định chỉ được Bộ Công Thương hỗ trợ 2 tỷ đồng/2 CCN. Để thu hút nhà đầu tư vào các CCN, tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương phân bổ vốn hàng năm theo mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 60.

Ngoài ra, Cục Công nghiệp địa phương cần tăng cường kinh phí hỗ trợ đào tạo phù hợp với từng chương trình và từng đối tượng cụ thể; tăng cường xây dựng các chương trình tập huấn...


Theo baocongthuong.com.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật