Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022 trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo kế hoạch, các sở, ban, ngành, tổ chức, hội đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải gắn chặt công tác bảo đảm trật tự ATGT với công tác phòng, chống dịch COVID-19; trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT tại Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 25/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XIX) và Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh; các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và các văn bản triển khai thực hiện của địa phương trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh.
2. Lồng ghép các mục tiêu ATGT, tránh ùn tắc giao thông trong các quy hoạch cấp tỉnh, cấp huyện, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
3. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm ATGT và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên môi trường, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
5. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng huyện, liên huyện và liên tỉnh.
6. Kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và người tham gia giao thông. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
7. Nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT và phòng, chống dịch bệnh trong giao thông vận tải. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật và chia sẻ phục vụ công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự ATGT.
8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
9. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trường học, bệnh viện,... trong đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn ngay từ đầu năm và xuyên suốt cả năm 2022.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có Lãnh đạo là thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động và bố trí ngân sách phù hợp chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương, đảm bảo tiết kiệm, tránh hình thức.
Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
Triển khai cụ thể từng nhiệm vụ, từng hoạt động chuyên đề theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đến tận xã, phường, thị trấn, thôn, làng, xóm... đồng bộ các giải pháp hiệu quả, không phô trương hình thức và triệt để tiết kiệm.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải, điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự ATGT.
KIm Loan