|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 06/7/2012, UBND tỉnh ký Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND về ban hành Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Quy chế gồm 4 chương, 20 điều. Chương I là phạm vi điều chỉnh; đối tượng điều chỉnh; nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản; nội dung kiểm tra văn bản; yêu cầu, kiến nghị đối với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

 Quy chế này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do HĐND; UBND các cấp; các cơ quan, cá nhân có liên quan khác trên địa bàn tỉnh ban hành.

Văn bản được kiểm tra, xử lý theo quy định tại Quy chế này gồm:Văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị quyết của HĐND các cấp; Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp.

 Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương ban hành, bao gồm:  Văn bản của HĐND và UBND các cấp có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của HĐND; quyết định, chỉ thị của UBND. Văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan, cá nhân không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành như: Chủ tịch HĐND, Thường trực HĐND các cấp, các cơ quan của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Chương II tự kiểm tra, xử lý văn bản: trách nhiệm tự kiểm tra, tham mưu tự kiểm tra văn bản; gửi và tiếp nhận văn bản tự kiểm tra; hồ sơ, thời hạn tự kiểm tra văn bản; phối hợp trong quá trình tự kiểm tra văn bản; thông báo kết quả tự xử lý văn bản.

Chương III kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền: thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản; gửi và tiếp nhận văn bản kiểm tra; hồ sơ, thời hạn kiểm tra văn bản; phối hợp trong việc kiểm tra văn bản; thông báo kết quả xử lý văn bản; kiểm tra văn bản định kỳ; thực hiện kết quả kiểm tra; rà soát hệ thống văn bản.

Chương IV tổ chức thực hiện: bảo đảm kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản; tổ chức thi hành.


Tin nổi bật Tin nổi bật