|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đông Hải tại cuộc họp thống nhất giải quyết một số tồn tại, vướng mắc về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp

(binhdinh.gov.vn)-Ngày 18/8/2014, tại Văn phòng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đông Hải đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo một số tồn tại, vướng mắc về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp năm 2014. Sau khi nghe báo cáo của Sở Tài chính và ý kiến tham gia của các đơn vị dự họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến kết luận tại Thông báo số 138/TB-UBND ngày 19/8/2014.

Đẩy mạnh thực hiện thoái hóa vốn nhà nước tại các doanh nghiệp - Ảnh minh họa.

Theo đó, giao Sở tài chính phối hợp với các Ban chỉ đạo cổ phần hóa của 06 doanh nghiệp nêu trên tiến hành rà soát, thống nhất danh mục tài sản hư hỏng, không cần dùng, tài sản đặc thù phục vụ nhiệm vụ công ích, hạ tầng kỹ thuật dùng chung và các khoản nợ phải thu khó đòi cần phải loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Phương án cổ phần hóa trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; đồng thời chủ trì hướng dẫn các Ban chỉ đạo cổ phần hóa xây dựng phương án quản lý, hạch toán, khai thác và sử dụng các tài sản này ngay trong nội dung Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động, khẩn trương phối hợp với UBND các huyện, thành phố liên quan và Ban chỉ đạo cổ phần hóa 06 doanh nghiệp nêu trên bàn bạc, thống nhất Phương án sử dụng đất (trước khi trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt) theo hướng phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định và không gây xáo trộn lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích của các doanh nghiệp so với trước khi cổ phần hóa. Lưu ý làm rõ phương án sử dụng đất tại các khu đất có tài sản gắn liền với đất đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định.

Sở Tài chính cần tập trung theo dõi, bám sát tiến độ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp, nhất là khâu xác định giá trị doanh nghiệp; có Văn bản đôn đốc 06 doanh nghiệp nêu trên hoàn tất việc xác định giá trị doanh nghiệp, gửi Sở Tài chính trước ngày 30/8/2014 để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Trường hợp có phát sinh bất hợp lý liên quan đến giá trị doanh nghiệp, Sở Tài chính chủ động hướng dẫn các Ban chỉ đạo cổ phần hóa làm việc với đơn vị tư vấn để rà soát, thống nhất điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người lao động khi cổ phân hóa; phối hợp với các Ban chi đạo cổ phần hóa thẩm định Phương án giải quyết lao động dôi dư, xác định đối tượng, số lượng cổ phần ưu đãi bán cho người lao động tổ chức công đoàn theo quy định hiện hành; chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh nghiên cứu, phổ biến cho các doanh nghiệp cổ phần hóa và người lao động về chủ trương chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động và các cổ đông tự nguyện khác trong trường hợp chưa có điều kiện bán cổ phần lần đầu theo Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 của Chính phủ.

Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cần khẩn  trương, chủ động làm việc với  đơn vị tư vấn để xác định, thẩm định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng phương án cổ phần hóa; xây dựng phương án sử dụng đất, phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa và các vấn đề có liên quan khác; đồng thời làm tốt công tác tư tưởng cho CB CNV và người lao động nhằm đảm bảo hoạt động SXKD của doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Sở Tài chính (cơ quan Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển tỉnh) có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (trước ngày 25 hàng tháng), gửi Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính và UBND tỉnh để theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện; khẩn trương dự thảo văn bản, trình UBND tỉnh xem xét, đề xuất Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 của Chính phủ về nội dung nêu trên tại mục 4 Công văn này, hướng dẫn xử lý vướng mắc khi thực hiện quy định trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 và Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tàí chính đối với trường hợp thoái vốn nhà nước dưới mệnh giá do đặc thù doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn miền núi, doanh nghiệp hoạt động công ích có kết quả hoạt động SXKD lỗ qua các năm (không thuộc trường hợp thoái vốn Nhà nước đầu tư ngoài ngành).

Về đẩy mạnh thực hiện thoái hóa vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ. UBND tỉnh đã có Văn bản chỉ đạo thoái vốn nhà nước tại 08 doanh nghiệp: Tổng công ty Pisico Bình Định - công ty cổ phần, Công ty cổ phần Cảng Thị Nại, Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Định (IMEX), Công ty Muối và Thực phẩm Bình Định, Công ty cổ phần Đầu tư va Xây dựng Bình Định, Công ty cổ phần Tổng hợp An Lão. Đến nay, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án thoái vốn tại Tổng công ty Pisico Bình Định – công ty cổ phần; Còn lại 07/08 doanh nghiệp chưa xây dựng hoặc chưa trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án thoái vốn theo quy định. Để đẩy mạnh thực hiện công tác này, UBND tỉnh giao Sở Tài chính tiếp tục đôn đốc Người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn Nhà nước tại 07 doanh nghiệp còn lại (kể cả Công ty IMEX) khẩn trương phối hợp với Lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng phương án thoái vốn nhà nước theo đúng quy định hiện hành, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đảm bảo thời gian quy định./.

P.H.P


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật