Bình Định: Tập huấn nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ Mặt trận các tỉnh duyên hải miền Trung
Ngày 28/6, tại TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã diễn ra Hội nghị “Tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2023”. Mục đích của Hội nghị là nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH cho cán bộ làm công tác Mặt trận các tỉnh duyên hải miền Trung.
Hội nghị “Tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2023” - do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp vơi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: Viêt Hiền)
Tham dự Hội nghị, có các vị: Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sỹ (PGS-TS) Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam; Nguyễn Thị Phong Vũ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định; Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT); cùng gần 100 đại biểu là chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên ban thường trực (BTT), trưởng, phó các ban chuyên môn của Mặt trận cấp tỉnh, đại diện BTT Mặt trận cấp xã và ban công tác Mặt trận khu dân cư các tỉnh duyên hải miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà).
Theo Ban tổ chức, Hội nghị “Tập huấn công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2023” - thuộc chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ TN&MT.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, thay mặt Ban tổ chức, ông Nguyễn Hữu Dũng đã nêu bật mục đích, ý nghĩa của Hội nghị.
Ông cho biết: BVMT và ứng phó với BĐKH là vấn đề lớn mang tinh toàn cầu. Nhiều nghiên cứu và báo cao đã đưa ra đánh giá: Vấn đề ô nhiễm môi trường (ONMT) và BĐKH đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển KT-XH và an ninh môi trường thế giới. Do đó, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng ngày càng quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh…
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nươc trong nhiều năm qua đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả quan trọng về BVMT và ứng phó với BĐKH. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Lấy BVMT sống và sức khoẻ của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ÔNMT, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thâm thiện với môi trường”…
Còn theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, với tiêu đề “Biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp BVMT và phát triển bền vững đất nước”, vị Uỷ viên Uỷ ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường của Quốc hội đã giới thiệu 3 vấn đề: Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp BVMT và phát triển bền vững đất nước; Quan điểm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển…
Trong đó, ở phần đầu, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi đã đề cập đến các vấn đề: Thực trạng môi trường Biển Đông và biển Việt Nam; các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển nước ta…
Đáng lưu ý, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi đã nhắc nhớ vụ xả thải gây ÔNMT biển nghiêm trọng của Công ty thép Hưng Nghiệp Đài Loan – Trung Quốc (Formosa) ở Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, vụ Formosa là “bài học điển hình về kiểm soát hoạt động xả thải ra biển… gây ô nhiễm nghiêm trọng nước biển ven bờ của 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đên Thừa Thiên Huế và làm suy thoái gần 50% diện tích rạn san hô ở độ sâu 10 - 20 m do keo Phenol lẫn Xianua, khiến cho cá chết hàng loạt…”.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, để BVMT và phát triển biển, đảo Việt Nam bền vững, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp:
Bảo tồn đa dạng sinh học biển, đảo gắn với du lịch sinh thái và sinh kế bền vững;
Quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển theo cách tiếp cận không gian;
Phục hồi, tái biển tạo các hệ sinh thái biển – ven biển đã bịn suy thoai;
Nâng cao nhận thức về TN-MT và chủ quyền biển, đảo;
Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ biển và đào tạo nguồn nhân lực biển đạt trình độ khu vực và quốc tế;
Đẩy mạnh, mở rộng hợp tác quốc tế liên quan đến công nghệ sạch hơn, thân thiện với môi trường biển, năng lượng biển tái tạo, các mô hình thích ứng với BĐKH, kinh tế biển tuần hoàn, xanh và bền vững…