|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm dần

(binhdinh.gov.vn) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo vào địa bàn, các địa phương chủ động công tác chống dịch và xử lý ổ dịch; mặt khác, điều kiện thời tiết thay đổi mát dịu hơn, nên tình hình dịch bệnh heo Châu Phi tại tỉnh ta đã có xu hướng giảm dần.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch họp triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Các Trang trại chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trại kín (lạnh) chưa xảy ra dịch bệnh; các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cơ bản được khống chế không xảy ra dịch bệnh. Dịch bệnh xảy ra chủ yếu các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học. Các trang trại áp dụng biện pháp cách ly, tiêu độc sát trùng, dùng lưới mùng vây, lưới râm bao quanh, đã ngăn chặn côn trùng và chim chuột, góp phần hạn chế lây lan mầm bệnh.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tuần dịch bệnh phát sinh thêm tại 02 xã mới: Hoài Tân, Hoài Nhơn thêm 07 heo giống của 01 hộ, trọng lượng 2.574 kg và Cát Thành, Phù Cát thêm 29 heo thịt của 01 hộ, trọng lượng 795 kg. Tính đến ngày 12/9/2019, tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 23.823; Trong đó: 4.722 heo nái, đực giống, 19.101 heo thịt. Tổng trọng lượng xác định là: 1.213.680 kg.

Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương tăng cường chỉ đạo, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương và hướng dẫn xử lý tiêu hủy heo bệnh, chết, tiêu độc sát trùng; duy trì hướng dẫn người chăn nuôi tại các địa phương thực hiện các biện pháp an toàn sinh học; phối hợp các địa phương và các ngành chuyên môn kiểm tra rà soát các hố xử lý heo bị tiêu hủy và xem xét tác động đến môi trường để hướng dẫn các địa phương xử lý khắc phục kịp thời; tăng cường kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi có nhu cầu nuôi mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn là các địa phương báo cáo tình hình dịch dịch bệnh không kịp thời, hoặc thông tin không đầy đủ, gây khó khăn cho công tác tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Trung ương chỉ đạo.

Để khắc phục tình trạng này, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các địa bàn phụ trách để nằm bắt tình hình, hỗ trợ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho địa phương; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, diệt chuột, ngăn chăn côn trùng, duy trì rắc vôi khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về xử lý heo bệnh và tái đàn heo; tăng cường công tác quản lý cơ sở nuôi đực giống, khai thác tinh dịch heo của các cơ sở, các đại lý mua bán tình dịch heo thụ tinh nhân tạo; duy trì hoạt động Tổ công tác liên ngành trong việc kiểm tra hoạt động mua bán thịt heo tại các chợ, các điểm thu gom heo; kiểm tra các hố chôn hủy heo để khắc phục kịp thời tình trạng sụt lún sau tiêu hủy khi phát hiện; chỉ đạo tổng hợp, hoàn tất hồ sơ tiêu hủy để sớm hỗ trợ cho người chăn nuôi khôi phục sản xuất; sớm xuất ngân sách chi trả tiền công cho lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ khi các khoản hỗ trợ vượt quá ngân sách dự phòng chi của địa phương; chủ động công tác kiểm tra, giám sát các dịch bệnh khác như LMLM gia súc, tai xanh heo, cúm gia cầm; nhất là duy trì tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho gia cầm nuôi mới, tái đàn; kiểm soát hoạt động tái đàn heo tại các địa phương trong đó ưu tiên phát triển tái đàn từ nguồn heo giống trong địa phương của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh cung ứng heo vào các địa phương có các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện về chuồng trại.

Thùy Trang


Tin nổi bật Tin nổi bật