Hội nghị phổ biến Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: KL.
Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoa XIII đã thông qua Luật NSNN số 83/2015/QH13, (sau đây gọi tắt là Luật NSNN năm 2015), thay thế Luật NSNN số 01/2002/QH11 (sau đây gọi tắt là Luật NSNN năm 2002) và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.
Luật NSNN năm 2015 bao gồm 7 Chương, với 77 Điều, giảm 01 chương (bỏ Chương Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm đã được quy định ở các Luật khác), giữ số điều so với Luật NSNN năm 2002. Cụ thể: Chương I: Những quy định chung (gồm 18 điều, từ Điều 1 đến Điều 18); Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN (gồm 16 Điều, từ Điều 19 đến Điều 34); Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp (gồm 6 Điều, từ Điều 35 đến Điều 40); Chương IV: Lập dự toán NSNN (gồm 8 Điều, từ Điều 41 đến Điều 48); Chương V: Chấp hành NSNN (gồm 14 Điều, từ Điều 49 đến Điều 62); Chương VI: Kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN (gồm 11 Điều, từ Điều 63 đến Điều 73); Chương VII: Điều khoản thi hành (gồm 4 Điều, từ Điều 74 đến Điều 77). Khác với Luật NSNN năm 2002, Luật NSNN năm 2015 có bổ sung thêm tên Điều, vì vậy các nội dung cũng được sắp xếp, quy định bảo đảm nội dung tại các Điều phù hợp với tên Điều.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến một số nội dung mới của Luật NSNN năm 2015; các văn bản hướng dẫn Luật NSNN và nội dung của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; phân cấp quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; lập dự toán ngân sách Nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; kế toán, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước; công khai NSNN…
N.T.T