|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành Công Thương Bình Định triển khai các hoạt động hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam""

Trong 03 năm qua (2009 - 2012), Sở Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực như: Thông tin tuyên truyền; tham mưu rà soát, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, định hướng tiêu dùng; kiểm soát chặt chẽ mua sắm công từ nguồn ngân sách Nhà nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; đổi mới công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường… Với các hoạt động đó, đã góp phần không nhỏ vào việc nâng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Một xu hướng đáng mừng hiện nay là người tiêu dùng nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Cuộc Vận động, từ đó chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường theo hướng lâu dài, bền vững. Có thể thấy các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước đã dần được cải thiện đáng kể về mẫu mã, chất lượng, đáp ứng nhu cầu, từng bước tạo dựng được lòng tin của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng Việt. Các cơ quan quản lý nhà nước đã nhận thức rõ trách nhiệm trong quá trình xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách, từ việc kiểm soát hàng nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước đến việc kiểm tra, kiểm soát thị trường để bảo vệ cho hàng hoá và thị trường nội địa. Kết quả qua 03 năm triển khai đã tổ chức được 11 kỳ hội chợ triển lãm thương mại có quy mô cấp quốc gia, cấp vùng, khu vực thu hút 1.515 lượt doanh nghiệp tham gia với tổng số lượng 3.822 gian hàng, doanh thu bán hàng đạt 263 tỷ đồng, hợp đồng ký kết đạt trên 60 tỷ đồng; tổ chức 17 Phiên chợ hàng Việt về bán tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; 03 năm liền tổ chức Tháng bán hàng khuyến mại giảm giá; 13 lần hội nghị, hội thảo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra 5.352 vụ, đã xử lý 4.723 vụ vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu là mua bán, kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, các hành vi gian lận thương mại như không đăng ký kinh doanh, kinh doanh sai nội dung đăng ký, vi phạm điều kiện kinh doanh, vi phạm về giá và nhãn hàng hóa,...với tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước là 15,876 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề, truyền nghề,… cho lao động vùng nông thôn nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn có nguồn lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Trong những năm tiếp theo, ngành Công Thương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động như: Tăng cường phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, các cơ quan, ban ngành liên quan, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động. Theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, đáp ứng đủ các loại hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân. Tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và các loại hình thương mại khác; tổ chức đưa hàng Việt vào các chợ truyền thống; mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác khảo sát thị trường, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về thị trường nông thôn, khu công nghiệp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, xử lý kịp thời các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vận động các hiệp hội ngành hàng khuyến khích các doanh nghiệp trong hiệp hội ưu tiên sử dụng các hàng hoá, dịch vụ nội bộ và sử dụng sản phẩm hàng hoá trong nước. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách, đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ nhiều hơn cho phát triển sản xuất và phát triển thị trường trong nước theo tinh thần Cuộc vận động; tổ chức tốt mạng lưới phân phối nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa trong lưu thông, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận hàng hoá thương hiệu Việt với chất lượng và giá thành hợp lý./-


Tin nổi bật Tin nổi bật