|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác quản lý, tổ chức trong việc cưới, việc tang, lễ hội

(binhdinh.gov.vn) Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đông Hải tại Hội thảo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 308/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra vào ngày 23.6 tại TP. Quy Nhơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đông Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Ảnh C.T

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Đông Hải nhấn mạnh, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong các vấn đề cốt lõi nhằm gìn giữ, phát huy nét đẹp truyền thống, loại bỏ những hũ tục lạc hậu và những yếu tố ngoại lai không phù hợp với văn hóa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước làm cho đời sống người dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn đô thị ngày càng khởi sắc.

Để làm được điều này, Phó Chủ tịch yêu cầu, các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện quy ước, hương ước, cải tiến nghi lễ cưới, tang, lễ hội. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, phê phán những biểu hiện tiêu cực, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện hiệu quả hoạt động này. Chú trọng đến từng biện pháp cụ thể, thiết thực tập trung cho từng đối tượng nhưng không xa rời chủ trương chung. Những giá trị đặc sắc, điển hình cần được đề cao, nhân rộng, đồng thời loại bỏ dần những điều lạc hậu, hạn chế không phù hợp với đời sống xã hội hôm nay. Nâng cao công tác quản lí, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, đoàn thể…

Báo cáo tại Hội thảo cho biết, trong những năm qua dưới sự quan tâm của Tỉnh ủy và HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh có hướng dẫn, chỉ đạo đưa những nội dung của Quy chế và chỉ thị của UBND tỉnh vào nội dung các tiêu chí bình xét công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn tỉnh; vào hương ước, quy ước khu dân cư, quy chế dân chủ ở cơ sở một cách thiết thực, lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước được triển khai ở cơ sở. Đến nay, ở tỉnh ta việc cưới, việc tang đã được nhiều gia đình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, và tiết kiệm, phù hợp với truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam, những nghi thức, tập tục lỗi thời, không phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội đã bị loại bỏ dần, nhiều lễ hội văn hóa lễ hội nhân dân truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được tổ chức phù hợp với nếp sống văn minh.

 Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tồn tại, tình trạng tổ chức việc cưới linh đình, phô trương tại các nhà hàng, khách sạn. Ở một số đám tang của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa còn lưu giữ một số hủ tục lạc hậu như người chết để lâu ngày, cúng bái, tổ chức ăn uống linh đình; việc rải vàng mãi trên đường đi đưa tang ở vùng đô thị, nông thôn vẫn còn diễn ra gây mất mỹ quan, môi trường. Công tác quản lý lễ hội có nơi chưa chặt chẽ, có nơi lợi dụng lễ hội để lén lút diễn ra các hoạt động mê tín, dị đoan...

N.T.T (th)


Tin nổi bật Tin nổi bật