|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy Nhơn: Hội thảo xây dựng quy chế phối hợp liên ngành phòng chống cúm A (H5N1) ở gia cầm và ở người

Chiều ngày 21.8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H5N1) TP. Quy Nhơn đã tổ chức Hội thảo xây dựng quy chế phối hợp liên ngành phòng chống cúm A (H5N1) ở gia cầm và ở người cấp thành phố, thuộc dự án “Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP).

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Quản lý dự án Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam tỉnh Bình Định, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe tỉnh Bình Định; thường trực HĐND, lãnh đạo UBND thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H5N1) TP. Quy Nhơn; Ban điều hành dự án Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam của Trung tâm y tế TP. Quy Nhơn; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, hội đoàn thể của thành phố. Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP. Quy Nhơn, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H5N1) TP. Quy Nhơn, chủ trì hội nghị.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Đỗ Tiến Dũng – giám đốc Trung tâm Y tế TP. Quy Nhơn, thông qua Quyết định số 1251/ĐN-BYT, ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt sử dụng nguồn vốn bổ sung dự án Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP), giai đoạn 2011 – 2014, bằng viện trợ không hoàn lại và vốn vay của Ngân hàng Thế giới; Quyết định số 898/QĐ-CTUBND, ngày 2/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011 – 2014 và Kế hoạch hoạt động năm 2012 thành phần Y tế dự án Phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP) tỉnh Bình Định. Tiếp theo đó, các đại biểu đã nghe và góp ý vào dự thảo Quy chế phối hợp liên ngành cấp thành phố giữa các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống cúm A (H5N1) ở gia cầm và ở người. Theo đó, dự thảo Quy chế có 4 Chương và 20 Điều gồm: Chương I là những quy định chung; Chương II quy định về phân công trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của các ban, ngành, hội đoàn thể và UBND phường, xã; Chương III quy định chế độ hội họp và báo cáo liên ngành; Chương IV là tổ chức thực hiện. Trong đó, Trung tâm y tế TP. Quy Nhơn là cơ quan chủ trì việc thực hiện dự án cấp thành phố, các cơ quan phối hợp cấp thành phố gồm các ban, ngành, hội đoàn thể. Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP. Quy Nhơn, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm A (H5N1) TP. Quy Nhơn, giao cho thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp các ý kiến tại Hội thảo; trên cơ sở đó xây dựng hoàn chỉnh Quy chế phối hợp liên ngành trong phòng chống cúm A (H5N1) ở gia cầm và ở người cấp thành phố, làm căn cứ cho các ban, ngành, hội đoàn thể thống nhất thực hiện đáp ứng hiệu quả phòng chống dịch tại địa phương. 

Chúng ta đã biết, dịch cúm gia cầm đã gây ra những hậu quả rất lớn về kinh tế, xã hội cho các quốc gia, địa phương có dịch. Cúm A (H5N1) là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm, chủng này được phát hiện tại Hồng Kông vào năm 1997 gây bệnh trên người và gia cầm. Cuối năm 2003, người ta đã phát hiện sự lan truyền cúm A (H5N1) do các loài chim di cư ở châu Á, châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Từ năm 2003 đến ngày 26/3/2012, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã có tổng cộng 594 người mắc bệnh dương tính với cúm A (H5N1), trong đó có 349 người tử vong. Ở Việt Nam, ca bệnh đầu tiên vào năm 2003, đến đầu tháng 3.2012 đã ghi nhận có 122 ca và đã có 61 ca tử vong tại 30 địa phương của 15 tỉnh, thành trong cả nước./.


Tin nổi bật Tin nổi bật