|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng tránh lụt bão ở huyện Tuy Phước

Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển”, Ban PCLB – TKCN huyện Tuy Phước chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức họp dân ở các cụm dân cư, động viên nhân dân tùy tình hình thực tế mưa lũ chủ động ứng phó.

Để ứng phó với mọi tình huống bất lợi, với phương châm “phòng hơn chống” các ngành Công an, Huyện đội, Huyện đoàn, các đơn vị quân đội  đóng quân trên địa bàn huyện đều ký kết phương án tham gia cứu hộ, cứu nạn, hổ trợ nhân lực, lương thực, thuốc men cứu giúp nhân dân kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Đối với các công trình đê sông, đê biển trọng yếu, qua khảo sát toàn huyện có 7 công trình cần đầu tư kiên cố với kinh phí lên đến trên 26 tỉ đồng, gồm: đê bờ bắc hạ lưu Đập Cát, đê hạ lưu tràn 3 xã thuộc thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa; đê bờ bắc Cầu Làng, xã Phước Nghĩa và đê thượng lưu cống Biểu Chánh (sông Gò Chàm) xã Phước Hưng và 3 công trình chuyển tiếp: đê biển hạ lưu đập An Thuận, xã Phước thuận; đê bờ bắc Mỹ Cang – Lộc Thượng, xã Phước Sơn và đê bờ bắc hạ lưu đập Thạnh Hòa, xã Phước Quang.

Ông Huỳnh Minh Chấn, Phó giám đốc Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng huyện, cho biết: “ Chúng tôi phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, tiến độ thi công các công trình đê sông, đê biển do huyện làm chủ đầu tư đều bảo đảm yêu cầu đề ra, bảo đảm đến 31.8 các công trình đều xây dựng hoàn thành, nhân dân sống trong vùng ảnh hưởng lũ lụt trước đây nơm nớp lo sợ vỡ đê, thì nay đã an tâm hơn với các công trình đê kè nhà nước vừa đầu tư kiên cố”.

Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, thích nghi để phát triển”, Ban PCLB – TKCN huyện Tuy Phước chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức họp dân ở các cụm dân cư, chuẩn bị tư tưởng, động viên nhân dân tùy tình hình thực tế mưa lũ mà chủ động ứng phó, tổ chức tập tuấn cho đội thanh niên xung kích trong công tác tiềm kiếm cứu nạn. Qua khảo sát, toàn huyện có 1.350 hộ với 5.387 nhân khẩu sông vùng trũng thấp, gần đê sông, đê biển cần di dời khỏi vùng nguy hiểm. Bốn xã ven đầm Thị Nại chuẩn bị 25 ghe máy và mỗi địa phương chuẩn bị từ 2 – 5 xe vận tải thường trực sẵn sàng nhận lệnh điều động di dời dân vùng trũng thấp lên vùng cao an toàn. Đối với 3 hồ chứa nước (Cây Da, Cây Thích của xã Phước Thành và hồ Hóc Ké của xã Phước An) huyện chỉ đạo xây dựng phương án cụ thể cử người trực canh đề phòng hồ chứa nước bị vỡ kịp thời di dời các hộ dân sống vùng hạ du lên vùng cao an toàn. Việc kiểm soát các phương tiện đưa đò bằng ghe, sõng ở các đoạn đường tràn và qua sông thực hiện thường xuyên, người đưa đò phải đủ 18 tuổi có sức khỏe tốt biết bơi lội và phải trang bị áo phao cho người đi đò. Thành lập các tổ thanh niên xung kích PCLB túc trực các đoạn đường tràn chảy xiết trên tỉnh lộ 640, 636A, 636B để hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông qua lại an toàn khi có lũ xảy ra. Trong tháng 8 các xã có sông cần tổ chức triển phạt khơi thông dòng chảy bảo đảm nước lũ tiêu thoát nhanh ra biển hạn chế ngập lụt kéo dài.

Suốt mùa mưa lũ các địa phương bảo đảm trực thông tin liên lạc thông suốt từ huyện đến xã, thị trấn; đài truyền thanh huyện và cơ sở thông báo trên đài về diễn biến đường đi của bão, cấp bão, lũ để nhân dân biết chủ động ứng phó…


Tin nổi bật Tin nổi bật