A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết

Từ năm 2011 đến nay, với sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN), có nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh đã liên doanh, liên kết với xã viên của một số HTXNN trên địa bàn tỉnh xây dựng vùng sản xuất tập trung và ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, nhiều DN đã không thực hiện đúng cam kết, gây thiệt hại cho nông dân.

Để Quyết định 80/2002/QĐ-TTCP của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đi vào cuộc sống, những năm qua tỉnh ta đã tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu, ban hành các chính sách hỗ trợ về cây-con giống, kỹ thuật, vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD).

 DN hợp tác với nông dân - hai bên cùng có lợi

Có không ít DN đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cung ứng cây-con giống, vật tư, phối hợp hướng dẫn kỹ thuật và ký hợp đồng tiêu thụ nông sản. Đáng chú ý là từ năm 2011 đến nay, với sự hỗ trợ của DA CTNN, đã có nhiều DN “bắt tay” làm ăn với nông dân. Trong đó có 11 liên minh sản xuất (LMSX) và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được DN ký kết với nông dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa hai bên.

Xã viên HTXNN I Cát Hanh thu hoạch lúa. 

Kế hoạch kinh doanh của liên minh được Ngân hàng Thế giới (WB - đơn vị tài trợ vốn DA) và tỉnh phê duyệt, hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Đối với DN, DA CTNN hỗ trợ không quá 20.000 USD để DN xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ của công ty và nông dân. Nông dân cũng được DA hỗ trợ 40% chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng… để phục vụ sản xuất.

Việc thành lập và thực hiện LMSX mang lại nhiều lợi ích cho DN và nông dân. Về phía nông dân, mô hình liên kết tạo môi trường thuận lợi để bà con áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh và chăm sóc, kiểm soát được lượng tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm và môi trường, tăng hiệu quả đầu tư, sản phẩm làm ra được tiêu thụ theo hợp đồng với giá cả hợp lý; tạo điều kiện phát triển vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với sản lượng lớn. Hợp tác làm ăn với nông dân, DN chủ động được nguồn nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, là điều kiện tốt để duy trì và phát triển thêm thị trường mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, có chiến lược đầu tư và kinh doanh lâu dài. Tham gia liên minh, DN và nông dân còn được DA hỗ trợ kinh phí để mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Nhờ vậy, thu nhập của DN và nông dân thực hiện LMSX cũng sẽ tăng cao.

Nhiều DN chưa thực hiện đúng cam kết

Thực tế cho thấy, DN và nông dân đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản, song trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều DN chưa thực hiện đúng cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Thực tế cho thấy, DN và nông dân đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản, song trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều DN chưa thực hiện đúng cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân

Trường hợp của Công ty TNHH Nông nghiệp Vạn Phước là một ví dụ. Theo kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt, LMSX lúa gạo chất lượng cao bền vững giữa Công ty này và xã viên HTXNN I Cát Hanh có 197 nông hộ tham gia sản xuất 38,5 ha lúa giống mới OM 6162 trong thời gian 2 năm (2011-2013), sản lượng hàng năm khoảng 800 tấn; DN cam kết bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn giá lúa thông thường tại thời điểm là 25%. Tuy nhiên, DN này chỉ mua 310 tấn, với giá 6.219 đồng/kg, cao hơn giá lúa gạo trên thị trường 500 đồng/kg, chưa đảm bảo cao hơn 25%.

Ông Đặng Hữu Hải, Giám đốc Công ty TNHH NN Vạn Phước, cho biết: “Sở dĩ chúng tôi mua sản phẩm của nông dân ít và giá không cao như đã cam kết vì thời điểm thực hiện liên minh, giá lúa gạo xuống thấp, thị trường xuất khẩu khó khăn, nên nhiều DN ở các tỉnh phía Nam mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh ta. Sản phẩm của chúng tôi không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các DN khác, nên mua sản phẩm của nông dân số lượng ít với giá vừa phải để hạn chế bị thua lỗ”.

Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt (ở TP Hồ Chí Minh) và Công ty TNHH Thương mại - sản xuất thực phẩm Hương Quê (ở TP Quy Nhơn) cũng chưa đảm bảo mua nông sản của nông dân như đã cam kết. Năm 2011-2012, Công ty Nam Việt và xã viên  HTXNN II Cát Hanh thành lập LMSX và tiêu thụ xoài cát - Phù Cát bền vững. DN có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật sản xuất xoài an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và mua toàn bộ nông sản cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm. Tổ hợp tác gồm 50 hộ xã viên với diện tích đất sản xuất 105  ha, mỗi năm sản xuất 1 vụ, năng suất xoài khi thực hiện LMSX đạt 6,9 tấn/ha và cung cấp sản phẩm cho DN. Cam kết là vậy, nhưng vụ thu hoạch xoài năm 2012, DN nói trên không ngó ngàng gì đến chuyện mua sản phẩm. Vụ thu hoạch xoài năm 2013, HTXNN II Cát Hanh đã nhiều lần yêu cầu DN mua xoài cho nông dân, nhưng cuối cùng DN cũng chỉ mua được 97 tấn.

Công ty Hương Quê cũng cam kết mua toàn bộ kiệu của tổ hợp tác gồm 150 hộ xã viên HTXNN Mỹ Hòa (Phù Mỹ) với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm từ 3-5%, nhưng năm 2011, trong tổng số gần 172 tấn kiệu thu hoạch được, DN này chỉ mua của nông dân 3 tấn. Năm 2012, lượng củ kiệu mà DN mua của nông dân cũng không được như cam kết.

Bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc BQL DA CTNN tỉnh, cho biết: “Về lý thuyết, các DN ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân sẽ chủ động được kế hoạch SXKD, còn nông dân sẽ yên tâm về đầu ra, có điều kiện đầu tư sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Song, thực tế cho thấy việc ký kết và thực hiện hợp đồng của nhiều DN chưa được đảm bảo, BQL DA sẽ yêu cầu các DN tham gia DA thực hiện nghiêm túc cam kết thu mua sản phẩm, nhằm đảm bảo lợi ích cho nông dân”.     

Theo binhdinh online


Tin nổi bật Tin nổi bật