UBND tỉnh Bình Định làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Châu, lãnh đạo các huyện có đường sắt đi qua và một số ban, ngành có liên quan.
Báo cáo tại buổi làm việc, tuyến đường sắt trên địa phận Bình Định với tổng chiều dài trên 136 km. Hiện trên địa bàn tỉnh có 223 điểm giao cắt; đặc biệt có nhiều điểm giao cắt có mật độ người và phương tiện giao thông qua lại lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt. Cụ thể từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ tại nạn giao thông đường sắt, làm chết 4 người và bị thương 1 người.
Buổi làm việc đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm làm tốt hơn công tác phối hợp trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: Sửa chữa các mặt đường ngang, cắm biển chú ý tàu hỏa tại các lối đi dân sinh; tiếp tục gom và rào ngăn lối đi dân sinh; tạo chốt gác đảm bảo an toàn cho các lối đi có mật độ người và phương tiện đông; tìm giải pháp cụ thể để ngăn chặn TNGTĐS; kinh phí giải phóng mặt bằng cho các công trình hành lang an toàn giao thông đường sắt;…
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đới Sỹ Hưng-Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đánh giá cao công tác phối hợp đánh giá cao công tác phối hợp giữa tỉnh Bình Định và công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian qua. Để làm tốt hơn công tác phối hợp trong thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc đề nghị tỉnh Bình Định và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần xác định rõ hơn nhiệm vụ của các bên trong công tác phối hợp, thống nhất lộ trình cụ thể việc hoạt động đường dân sinh, khống chế không để phát sinh thêm đường dân sinh. UBND tỉnh Bình Định và các huyện có đường sắt đi qua cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đường sắt tới người dân và có phương án đảm bảo khi cấp quyền sử dụng đất cho người dân hai bên hành lang an toàn đường sắt…
Tin, ảnh: Lê Kim Yến