|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của tỉnh Bình Định

(binhdinh.gov.vn) - UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của tỉnh.

Ảnh minh họa

Theo đó, mục đích của Kế hoạch là tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 5362/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

Xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo yêu cầu của Nghị quyết số 05-NQ/TU; gắn nhiệm vụ triển khai Kế hoạch với quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, lĩnh vực.

Nhiệm vụ triển khai chuyển đổi số năm 2022 của tỉnh có 02 nhóm nhiệm vụ tự triển khai và theo Kế hoạch của Trung ương, gồm các nhiệm vụ cụ thể: Đầu tư, nâng cấp hệ thống; thuê dịch vụ CNTT; triển khai công tác thông tin tuyên truyền; tập huấn - đào tạo cán bộ, công chức, viên chức để duy trì hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu và các dịch vụ của Chính quyền số; Xây dựng Kho dữ liệu số tỉnh Bình Định; Triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng; Phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập hóa đơn điện tử; Xây dựng hệ thống ứng dụng kết nối thông tin với các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan phục vụ công tác quản lý Thuế; Thúc đẩy toàn diện tất cả các phương thức thanh toán số; Thúc đẩy thương mại điện tử; Triển khai Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh; Xây dựng hệ thống CSDL chuyên ngành xây dựng; Xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành tài nguyên - môi trường; Xây dựng hệ thống ứng dụng kết nối, trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai; Nâng cấp Cổng dịch vụ công, hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh; Phổ cập danh tính số toàn dân; Phổ cập an toàn thông tin mạng toàn dân; Phổ biến kỹ năng số; Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức;...

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch từ ngân sách nhà nước, bao gồm: nguồn chi thường xuyên, nguồn chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các sở, ngành, địa phương; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng tham gia. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác; sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch./.


Tác giả: LKY

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật