|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp về tài chính để huy động và chia sẻ nguồn lực giữa các địa phuơng để thực hiện các mục tiêu chung của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Cơ chế, chính sách tài chính của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, đảm bảo nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Ông Hồ Đức Phớc Bộ trưởng Bộ Tài chính

Tại tham luận Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư Vùng, Bộ Tài chính đánh giá Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Với vai trò, vị trí chiến lược nêu trên, trong những năm qua, các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách đặc thù cho vùng, địa phương trong vùng; nhiều điểm nghẽn đối với phát triển được khơi thông, tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng từng bước được phát huy; đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ vẫn là vùng có chỉ số phát triển ở nhiều lĩnh vực thấp hơn mức trung bình cả nước. Tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo, lúng túng và bị động.
Bên cạnh đó, khó khăn tồn tại vẫn còn nhiều, như:
- Tốc độ tăng bình quân hàng năm của Vùng giai đoạn 2004-2021 tăng khá 10,6%, tuy nhiên, quy môthu NSNN của Vùng còn thấp, 14 địa phương chiếm 11,4% số thu của cả nước. Thu NSNN của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có xu hướng tăng; tuy nhiên, cơ cấu thu ngân sách còn chưa thực sự bền vững, phụ thuộc vào một số khoản thu có tính chất một lần (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất một lần), chịu ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài (như giá dầu thô liên quan đến thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thanh Hóa) hay phụ thuộc rất nhiều vào 01 doanh nghiệp lớn trên địa bàn (như Quảng Nam nguồn thu chủ yếu từ công ty sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai Trường Hải, số thu từ Công ty chiếm trên 50% thu nội địa của Tỉnh; tỉnh Khánh Hòa nguồn thu chủ yếu từ Tổng công ty Khánh Việt chiếm khoảng 20% thu nội địa của Tỉnh...).
- Vùng có xuất phát điểm thấp; quy mô nền kinh tế và thị trường còn nhỏ; mỗi địa phương lại gần như có đầy đủ các cơ sở hạ tầng kinh tế cơ bản (như sân bay, cảng biển, khu kinh tế, trường đại học...) nhưng lại đang bị chia cắt bởi địa giới hành chính và thiếu một thể chế thống nhất điều tiết, kết nối toàn vùng cùng với kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ; năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế; một số cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp, chậm được điều chỉnh với đặc thù phát triển của vùng đang tạo ra rủi ro cạnh tranh lẫn nhau và là rào cản đối với thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn.
- Mặc dù trong vùng có vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhưng khi so sánh với tiểu vùng Bắc Trung bộ, tiểu vùng này lại đang có sự thua kém về một số chỉ tiêu kinh tế. Dần đến, tiểu vùng này không thể hiện được vai trò động lực, dẫn dắt và tạo sự lan tỏa đối với hai tiểu vùng còn lại. Trong khi tiểu vùng này lại là cầu nối giữa tiểu vùng Bắc Trung bộ và tiểu vùng Nam Trung bộ. Thành phố Đà Nang đuợc xác định là hạt nhân của vùng nhung cũng không tạo đuợc sự hội tụ trong việc liên kết giữa các tỉnh trong vùng, các động lực phát triển của thành phố lại đến từ lĩnh vực dịch vụ trong khi đây cũng chính định huớng trọng tâm phát triển của các tỉnh khác, các ngành công nghiệp của Thành phố vẫn còn ở duới mức tiềm năng.
- Vùng có địa bàn trải dài từ Bắc vào Nam, đuờng biên giới và bờ biển dài, bề ngang hẹp, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, nhất là khu vực phía Tây; thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thuờng xuyên xảy ra cùng với hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động đầu tu, thuơng mại, liên kết vùng và đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tu và tạo nguy cơ nguồn nhân lực bị hút sang các vùng khác. Điều này cũng đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc nâng cao khả năng chống chịu của vùng đối với thiên tai, biến đổi khí hậu, nhất là khả năng sẵn sáng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
- Nguồn lực hỗ trợ của Trung uơng đối với vùng có xu huớng thắt chặt, bị giới hạn do nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài, nhất là nguồn vốn ODA suy giảm mạnh cùng với việc Việt Nam trở thành nuớc có thu nhập trung bình; yêu cầu đảm bảo tính cân bằng trong phát triển của tất cả các vùng, miền trong toàn quốc và đảm bảo sự bền vững ổn định kinh tế vĩ mô cũng là những thách thức đối với vùng
Do đó, Bộ cũng đã đưa ra Giải pháp về tài chính để huy động và chia sẻ nguồn lực giữa các địa phuơng để thực hiện các mục tiêu chung của Vùng:
- Tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội số 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021, Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021, Nghị quyết 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021, Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa và Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nang; trên cơ sở kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những thách thức trong thời gian tới, để đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trong giai đoạn tiếp theo, trong đó có các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính ngân sách để thúc đẩy phát triển KT-XH của thành phố Đà Nang, tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa tiếp tục là các địa phương kinh tế trọng yếu, đầu tàu kinh tế, tạo sự lan tỏa cho Vùng và của cả nước.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho các địa phương trong Vùng phù hợp với năng lực của các địa phương trong Vùng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện chính sách cổ phần hoá và đấu giá trên thị trường chứng khoán; rà soát lại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá không thuộc diện Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối để xây dựng lộ trình thoái vốn đầu tư cho phù hợp.
- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định về việc sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công, được sửa đổi tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; tiếp tục thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã sau sáp nhập theo Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực (giáo dục, đào tạo, y tế,...) ở các địa bàn có lợi thế, dành phần kinh phí NSNN hỗ trợ cho các vùng nghèo, khó khăn. NSNN tiếp tục đảm bảo đối với các đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp. Khuyến khích việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự nghiệp công.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của các địa phương, đảm bảo các chế độ, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến với người dân đầy đủ, kịp thời, sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả.
- Nhóm các chính sách thu ngân sách, tín dụng ưu đãi:
+ Tiếp tục rà soát lại các ưu đãi về thuế, phí, tín dụng để khuyến khích đầu tư phát triển, đồng thời thu hút các dự án đầu tư ở các lĩnh vực là thế mạnh của Vùng (cảng nước sâu; các ngành công nghiệp dựa vào cảng biển có cơ hội phát triển như lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất thép, công nghiệp nặng, công nghiệp ô tô...).
+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế, phí theo hướng thu hẹp lĩnh vực ưu đãi, nhưng tập trung và có mức ưu đãi cao hơn cho doanh nghiệp, dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn của vùng.
+ Rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nuớc nói chung và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ nói riêng. Hoàn thiện chính sách thu gắn với cấu lại thu NSNN theo huớng bao quát toàn bộ các nguồn thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng tỷ trọng thu nội địa, khai thác tốt thuế thu từ tài nguyên đi cùng với công tác bảo vệ môi truờng.
+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng uu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, gắn nguồn vốn cho vay uu đãi với các mô hình, chính sách sinh kế để các địa phuơng giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
- Nhóm chính sách về chi NSNN:
+ Tiếp tục nghiên cứu ban hành định mức phân bổ ngân sách (bao gồm định mức chi đầu tu và chi thuờng xuyên) đảm bảo nguồn lực phát triển KT-XH cho Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
+ Tập trung nguồn vốn NSNN đầu tu các công trình trọng điểm có sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng.
+ ưu tiên bố trí vốn cho Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ nhằm nâng cao chất luợng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là đối với các dự án hạ tầng giao thông (đuờng bộ, đuờng sắt, hàng không) lớn có tính chất kết nối liên vùng và xử lý ô nhiễm môi truờng, khắc phục biến đổi khí hậu khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phuơng trong vùng.
+ Trong giai đoạn tới, để tăng cuờng tính kết nối và phát triển tổng hợp kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ khi đề xuất dự án đầu tu từ nguồn vốn NSNN và dự án vay vốn ODA mới cần quan tâm đến tính kết nối, phát triển vùng, tạo động lực thúc đẩy và phát triển vùng một cách hiệu quả.


Tác giả: Nguyễn Thị Bình-THQH
Nguồn:skhdt.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật