A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả nuôi cá lồng ở Phù Cát

Huyện Phù Cát có trên 20 hồ chứa nước lớn nhỏ, với hàng trăm hecta mặt nước. Những năm gần đây Huyện Phù cát đã chú trọng phát triển nuôi cá nước ngọt trên diện tích hơn 300 ha mặt nước ao hồ. Tuy nhiên việc nuôi trồng chỉ mang tính tự phát, chỉ dừng lại ở hình thức nuôi quảng canh, chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên, do đó hiệu quả còn thấp, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có tại địa phương.

Nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước từ các Hồ chứa nước, trên cơ sở kết quả việc đưa vào nuôi cá lồng ở hồ chứa nước Mỹ Thuận xã Cát Hưng, được thực hiện từ năm 2008 đến nay, đồng thời tạo điều kiện để nhân rộng mô hình ra các xã khác trong huyện. Năm 2011, được sự hổ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định, và Trạm khuyến nông Phù Cát, xã Cát Sơn đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa Hội Sơn.

Ông Trần Quang Nhựt, phó giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Định cho biết: Mô hình được thực hiện trên quy mô 90 m3, với 2 lồng nuôi, có 5 hộ tham gia, nuôi cá 7.200 con cá Diêu hồng, với mật độ thả ươm cá 120 con/ m3, và sau đó nuôi thương phẩm mật độ 80 con/m3. Đồng thời các hộ cũng đã tự đầu tư vốn đối ứng nuôi thêm 8 lồng, tổng nguồn kinh phí  trên 110 triệu đồng, do trung tâm khuyến nông khuyến ngư hổ trợ, và của người trực tiếp tham gia mô hình đầu tư,  được triển khai từ tháng 5/ 2011.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của trung tâm, đồng thời tập huấn kĩ thuật  từ khâu làm lồng nuôi đến công tác chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng như: Kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp, theo dõi hoạt động của cá, kiểm tra lồng thường xuyên tránh việc rò rỉ thất thoát, vệ sinh lồng định kì tạo thông thoáng nước trong lồng để tăng hàm lượng ôxy trong nước, và chống kí sinh trùng cho cá, theo dõi tốc độ lớn để tách đàn phù hợp, tạo điều kiện để cá phát triển đều, bổ sung khoáng chất, thuốc phòng ngừa dịch bệnh cho cá khi cần thiết… đặc biệt các bệnh như: Bệnh do kí sinh trùng, bệnh xuất huyết, trương bụng do thức ăn, cá chết do mật độ nuôi dày…
Kết quả cho thấy: sau hơn 4 tháng nuôi trọng lượng cá bình quân đạt 0,5 kg/ con, sản lượng cá thu hoạch trên 3.500 kg, năng suất bình quân đạt 35 – 40 kg/mét khối nước, với giá bán hiện tại 40.000 đồng/kg,  sau khi trừ chi phí người còn thực lãi trên 27 triệu đồng/ 2 lồng nuôi của mô hình, bình quân đạt lợi nhuận 8.000 đến 10.000 đ/kg cá. Đây là một mô hình nuối đạt hiệu quả kinh tế cao, và cũng là một hình thức nuôi mới trên các hồ chứa nước mà lâu nay chưa khai thác hết tiềm năng.   
Điều ghi nhận qua việc triển khai nuôi cá lồng trong hồ chứa nước Hội Sơn, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, Khai thác tiềm năng hồ chứa nước, tạo ra nguồn thực phẩm thuỷ sạch, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ của thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường, và bổ sung nguồn thức ăn cho cá nuôi quản canh cải tiến và cá tự nhiên trong lòng hồ. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà qua mô hình này đã giúp người nông dân nắm bắt khoa học kĩ thuật để nhân rộng mô hình. 
Ông Phan Thanh Bình, nông dân thôn Hội Sơn là người trực tiếp tham gia thực hiện mô hình cho biết: Là người dân thường xuyên đánh bắt cá ở Hồ Hội Sơn, được tham gia thực hiện mô hình này tôi rất phấn khởi, vì nó đã tạo thêm công ăn việc làm và thêm thu nhập để phát triển kinh tế. Về kĩ thuật nuôi cá lồng bè cũng không có gì khó, người nông dân chúng tôi sau khi được tập huấn hướng dẫn đều nắm bắt và làm được từ khâu thả cá, chăm sóc, cho cá ăn, theo dõi cá, phòng trị bệnh cho cá… chúng tôi đều nắm bắt và làm được, cũng có thể hướng dẫn cho người khác cùng làm được.
Từ hiệu quả kinh tế cao của các mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa nước được  thực hiện tại hồ Mỹ Thuận, năm 2008 đến nay, và hồ Hội Sơn trong năm nay, Người dân ở các địa phương này đã ứng dụng mô hình, đầu tư vốn phát triển được gần 60 lồng nuôi cá diêu hồng, và rô phi, trong đó hồ Mỹ Thuận có 14 lồng, Hồ Hội Sơn có 44 lồng nuôi cá. Hiện các lồng
nuôi cá đều cho thu nhập khá ca, bình quân mỗi lồng nuôi cá đem lại lợi nhuận trên dưới 10 triệu đồng, trong 1 chu kì nuôi khoảng 5 tháng, và việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi.
Theo ông Trần Quang Nhựt, phó giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Định cho biết: Trong tương lai các địa phương có đủ điều kiện, cụ thể là các yếu tố cơ bản như: hồ chứa nước, con giống, thức ăn và kĩ thuật … chúng ta nên vận động hướng dẫn người dân nhân rộng nuôi cá lồng trên hồ chứa nước. Góp phần từng bước hình thành và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên các hồ thủy lợi. Đây cũng là hướng đi nhằm tăng thu nhập nâng cao mức sống của người dân. Từ kết quả mô hình này, những năm sắp đến Huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện ứng dụng mô hình để nông dân có thu nhập cao hơn. nhằm khai thác tiềm năng mặt nước tại các hồ chứa nước, đem lại nguồn thu nhập nâng cao mức sống người dân.


Tin nổi bật Tin nổi bật