A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giao lưu trực tuyến về "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn"

(binhdinh.gov.vn) - Sáng nay (8.6), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn". Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Trung; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Võ Gia Nghĩa đồng chủ trì hội nghị.

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Trung; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Võ Gia Nghĩa đồng chủ trì hội nghị. 


Buổi giao lưu đang diễn ra:

Làm thế nào để phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm? Sản phẩm "giấy thử hàn the " đã bán trên thị trường chưa ạ?

Để phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm bạn có thể dùng test nhanh hàn the trong thực phẩm do Bộ Công an sản xuất. Hiện bộ test  nhanh này có bán trên thị trường. Bạn có thể mua tại các cửa hàng bán trang thiết bị y tế.

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay và bổ ích!

 

Tôi nghe nói thực phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn, như vậy cụm từ "thực phẩm bẩn" có khác gì cụm từ "thực phẩm không an toàn".

“Thực phẩm bẩn” và “thực phẩm không an toàn” có cách hiểu như nhau. Cả hai cách nói đều nghĩa là thực phẩm có khả năng chứa các tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm: hóa lý, vi sinh vật... Thực phẩm không an toàn ngoài nghĩa có chứa các tác nhân gây ô nhiễm còn bao hàm cả thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép để lưu hành trên thị trường.

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay và bổ ích!

 

Tôi là Bùi Thị Hương, ở phường Lý Thường Kiệt, tôi nghe nói bún tươi được bán tại các chợ hay cửa hàng đều bỏ hàn the nên sợi bún rất dẻo và dai. Xin quý cơ quan cho biết có cách nào để biết thực phẩm có hàn the không, sản phẩm giấy thử hàn the đã bán trên thị trường chưa ạ?

Hiện nay, qua cảm quan sẽ không phát hiện đươc thực phẩm có hàn the hay không mà phải dùng kit kiểm tra nhanh hàn the. Bạn muốn mua kít kiểm tra nhanh hàn the tại Bình Định vui lòng liên hệ Công ty CP Dược & Trang thiết bị Y tế Bình Định. 

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

 

Tôi mới mở một nhà hàng. Thanh tra của Chi cục có đến làm việc và yêu cầu chúng tôi xuất trình Giấy đăng ký ATVSTP và đề nghị người phụ trách bếp phải là người có bằng cấp về thưc phẩm. Điều đó đúng hay sai? Trình độ bao nhiêu thì có thể mở nhà hàng được? Cảm ơn!

Kinh doanh dịch vụ ăn uống Nhà hàng là kinh doanh có điều kiện về ATTP: Cơ sở Kinh doanh thực phẩm phải đủ các giấy tờ sau:

1. Có có giấy giấy chứng nhận ĐKKD có ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

2. Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ và xác nhận kiển thức về ATTP

3. Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

 

Xin cho tôi hỏi: Bao bì thực phẩm bán ngoài chợ do ai quản lý? Làm thế nào để lựa chọn và sử dụng bao bì cho an toàn?

Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm do Sở Y tế-Chi cục ATVSTP quản lý và cấp phép. Các bào bì chứa đựng thực phẩm phải được cơ quan chức năng cấp phép, xác nhận công bố chất lượng bao bì.Đa số các loại bao bì thực phẩm bán ngoài chợ là chưa được cấp công bố chất lượng. Anh/chị nên chon mua bao bì thực phẩm ở nhưng nơi uy tín, có công bố chất lượng sản phẩm: Siêu thị, cửa hàng kinh doanh bao bì đã có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của bao bì thực phẩm.

 

Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến


Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì những hành vi nào bị cấm?

Cảm ơn câu hỏi của bạn !

Theo Điều 5. Luật An toàn thực phẩm đã quy định những hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau

1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm bị biến chất;

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.


Thực trạng thực phẩm bẩn rất đáng sợ, cá thì tẩm urê, nước tương có M3PCD... người dân lo lắng quá, theo các ông trách nhiệm này của ai?

Xin cám ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau: Theo quy định tại Thông tư Số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT  Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương theo đó Ngành Nông nghiệp sẽ quản lý các sản phẩm có nguồn gốc từ Nông nghiệp với câu hỏi của bạn thì các sản phẩm trên sẽ do Ngành Nông nghiệp quản lý  . Tuy nhiên cơ sở sản xuất phải tự công bố chất lượng theo các quy định hiện hành của Pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận phù hợp và tự chịu trách nhiệm với những sản phẩm mình làm ra. Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản  thuộc Ngành Nông nghiệp cũng thường xuyên lấy  các mẫu cá, rau củ quả, thịt... lưu thông trên thị trường để gửi cơ quan được Bộ Nông nghiệp chỉ định phân tích các chỉ tiêu, kiểm tra nhanh các chỉ tiêu ure và các chất bảo quản khác tại hiện trường. Khi có kết quả vi phạm Chi cục sẽ điều tra nguyên nhân và truy xuất nguồn gốc tới tận nơi sản xuất và xử lý theo đúng quy định của Pháp luật....

 

Cán bộ tham gia trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu trực tuyến


Nhà tôi thường hay dùng nước Life của Công ty Dược Bình Định và theo quảng cáo, loại nước này rất đảm bảo và an toàn. Nhưng nhà tôi thường dùng đến gần hết thùng thì dưới đáy luôn có những cặn gợn màu trắng đục và kết thành từng mảng như "nước yến". Xin hỏi đó là chất gì và có hại gì cho sức khỏe không? Cảm ơn!

Sản phẩm nước uống đóng chai hiện nay muốn bán ra thị trường phải đáp ứng các kết quả xét nghiệm theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, do đó sản phẩm nước Life không thể có các vật thể lạ như bạn nói. Nếu sản phẩm Nước uống đóng chai nhà bạn dùng có gì bất thường bạn vui lòng liên hệ nhà cung cấp để được giúp đỡ.

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!


Nước uống tinh khiết hiện nay cũng có nhiều vấn đề. Người ta quảng cáo nào là nước tinh khiết, siêu sạch, nước khoáng nhưng thực tế khi gia đình tôi mang đi kiểm nghiệm thì trong thành phần nước có rất nhiều loại độc hại. Vậy chúng tôi phải kêu ai? Ai bảo vệ người dân chúng tôi trước những loại nước khoác áo "tinh khiết" này?

Theo NĐ số 38/2012/NĐ-CP Nước uống đóng chai thuộc do Sở Y tế quản lý (cụ thể Chi cục ATVSTP tỉnh). Các loại nước đóng chai phải công bố chứng nhận hợp quy trước khi lưu thong trên thị trường. Theo quy định về quảng cáo thực phẩm, nếu “Người ta quảng cáo Nước uống đóng chai là nước tinh khiết, siêu sạch” là không đúng theo quy định. Nếu phát hiện Nước uống đóng chai vi phạm các quy định trên xin phản ánh đến Chi cục ATVSTP tỉnh ( ĐC: 424 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn) để tổ chức thanh, kiểm tra xử lý cơ sở vi phạm theo quy định.


Tin nổi bật Tin nổi bật