|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

40 tham luận của các học giả tham luận tại Hội thảo Quốc tế "Gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long - Đại Việt (thế kỷ 11-15)"

Ngày 28/10, tại TP. Qui Nhơn, Viện Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với Kinh đô Thăng Long - Đại Việt (thế kỷ 11-15)”.

Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh… cùng nhiều nhà nghiên cứu, đại biểu trong nước và Quốc tế.

Lần đầu tiên, Hội thảo khoa học Quốc tế về Gốm cổ Champa Bình Định được tổ chức ở Việt Nam ngay chính quê hương Bình Định, nơi có những lò gốm cổ cùng hệ thống di sản văn hóa Champa nổi tiếng. Đây là dịp để tổng kết, đánh giá những thành tựu nghiên cứu về gốm cổ Champa ở Bình Định và những vấn đề liên quan đến lịch sử giao lưu kinh tế, văn hóa của Vương quốc Vijaya với Kinh đô Thăng Long và các nước Đông Nam Á và Châu Á trong lịch sử.

Hội thảo khoa học đã nhận được 40 bài tham luận của các học giả Việt Nam đến từ Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ; ...và các học giả Quốc tế đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Philippines và Brunei.

Thông qua Hội thảo các nhà khoa học sẽ có thêm nhiều tư liệu mới về gốm cổ Bình Định và có nhiều cơ sở để hiểu biết sâu rộng hơn về gốm cổ Bình Định, đặc biệt là về đặc trưng, niên đại, chủ nhân; về vai trò, chức năng và tính xã hội của đồ gốm Bình Định không chỉ đối với xã hội Champa hay Đại Việt mà còn đối với cộng đồng cư dân ở Đông Nam Á và Châu Á./.

Theo svhtt.binhdinh.gov.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật