|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ giỗ lần thứ 90 cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

(binhdinh.gov.vn) - Ngày 23/11, tại Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê, thôn Thượng Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 90 cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về dự lễ giỗ có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Phong Vũ - Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Tuấn Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.

Tại buổi lễ, các đồng chí đại biểu đã thành kính dâng hương, dâng hoa và lễ vật nhằm tri ân sâu sắc đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước, thương dân, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh). 

Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, người làng Sen, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, năm 1894 ông đỗ cử nhân. Năm 1901, ông đỗ phó bảng. Năm 1906, ông nhậm chức “Thừa biện Bộ Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê. Dù thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện chỉ 200 ngày, từ tháng 7/1909 đến tháng 01/1910, nhưng đã để lại trong lòng nhân dân Bình Khê những tình cảm hết sức đẹp đẽ về một vị quan thanh liêm, chính trực, yêu nước, thương dân, sống thanh bạch, giản dị, luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá. Bình Khê cũng là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp cha và đã ở lại một thời gian trước khi bước vào cuộc hành trình vạn dặm tìm đường cứu dân, cứu nước.

Tháng 01/1910, cụ bị vu tội “lạm quyền” và bị cách chức. Sau đó, cụ Nguyễn Sinh Sắc rời Huế vào Nam Bộ sống bằng nghề bốc thuốc và dạy học. Cụ qua đời tại tỉnh Đồng Tháp vào tháng 11/1929.

Nguyễn Quân


Tin nổi bật Tin nổi bật