Phản biện xã hội Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Quang cảnh hội nghị.
Tại hội nghị, đa số các đại biểu đều thống nhất, đồng tình với Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Các ý kiến cho rằng, dự thảo luật đã thể hiện nội dung bảo hộ quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội; đảm bảo cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; bày tỏ niềm tin và hành đạo đáp ứng nhu cầu của các tín đồ tôn giáo của mình, đóng góp cho xã hội.
Tuy nhiên, trong dự thảo luật còn một số điểm chưa hợp lý, được đại biểu góp ý, như: Nên đưa thêm điều luật quy định rõ về các tổ chức được phép đứng ra quản lý các lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng; Từ ngữ trong dự thảo luật quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chuẩn xác vì mỗi tôn giáo có đặc thù riêng, cần thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Cần quy định cụ thể về những điều kiện được cấp phép xây dựng cơ sở thờ tự, đất được cấp phép phải nằm trong quy hoạch là đất tôn giáo mới được xây dựng cơ sở thờ tự; Cần quy định rõ về điều kiện phong chức, phong phẩm cho các chức sắc tôn giáo; Cần làm nổi bật yếu tố giá trị lịch sử truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức, văn hóa trong Dự thảo Luật để tiến tới đảm bảo tốt và chuẩn xác nhất, tạo hành lang pháp lý căn bản, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
Các ý kiến góp ý sẽ được Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để trình Quốc hội tiếp tục sửa đổi, hoàn chỉnh trong kỳ họp tới.
Theo Hải Yến (baobinhdinh.com.vn)